Tin tức - Sự kiện

TTSK – Nhóm truyền thông chiến lược trả lời các câu hỏi thường gặp nhất

6:17 chiều | 01/04/2020

 

Bộ nội vụ Romania.

❗️ Xem xét việc nhận được một loạt các câu hỏi nhằm mục đích hiểu rõ một số tình huống liên quan đến những biện pháp được thực hiện qua các Pháp lệnh quân sự được ban hành cho đến bây giờ, Nhóm truyền thông chiến lược đã thực hiện được một tài liệu (văn bản) trong đó gồm các câu trả lời đã được nghiên cứu kĩ lưỡng, trả lời những câu hỏi do các nhà báo và các công dân đặt ra.❗️

❗️ Vui lòng chỉ thông báo từ các nguồn chính thức ❗️



🔴 1. Câu hỏi:
Trong giai đoạn này những người làm việc ở xa nhà ví dụ những người sống ở Ilfov và làm việc ở Bucuresti thì có thể đi đến nơi làm việc được không?
 
Trả lời: Theo các qui định của sắc lệnh quân sự số 3 ngày 24.03.2020 về các biện pháp phòng ngừa lây lan của  COVID-19, điều 1, điểm a “nghiêm cấm việc đi lại của tất cả mọi người bên ngoài nơi ở/ nơi cư trú, với những ngoại lệ  sau…đi lại với mục đích chuyên môn, bao gồm cả việc đi lại giữa nơi ở/ nơi cư trú, những nơi thực hiện những công việc chuyên môn này và trở về.

Như vậy qui định chuẩn mực là được phép đi lại giữa nơi ở và nơi làm việc. Không đề cập đến việc nơi làm việc chuyên môn cũng là nơi ở. Phù hợp với ví dụ mà bạn đã đưa ra, một công dân sống ở Ilfov có thể đến nơi làm việc ở Bucuresti, với điều kiện phải mang theo các giấy tờ qui định tại điều 4 của sắc lệnh trên, tương tự là thẻ làm việc, giấy xác nhận của người sử dụng lao động hoặc  giấy cam đoan.

 
 
🔴 2. Câu hỏi:
Phòng khám của bác sĩ chuyên khoa có thể đặt xa nơi ở của chúng tôi là bao nhiêu? Ví dụ chúng tôi có thể đi từ Cluj đến Bucuresti để khám bệnh?
 
Trả lời: Không hề có qui định về giới hạn khoảng cách mà một phòng khám phải có, nhưng chúng tôi khuyên các công dân cần đi lại với mục đích y tế ,hoặc những di chuyển khác trừ những trường hợp rất khẩn cấp, sau khi đã kiểm tra khả năng có sẵn sàng đón tiếp của bác sĩ hay không
 
 
🔴 3. Câu hỏi:
Khoảng cách xa nhất đối với nơi ở của một đơn vị thương mại (điểm bán hàng) mà tại đó chúng tôi có thể mua sắm? Chúng tôi có thể từ khu Berceni đi mua sắm, ví dụ, trong một siêu thị lớn ở Militari?
 
Trả lời: Những qui định của sắc lệnh quân sự số 3 ngày 24.03.2020 về các biện pháp phòng ngừa lây lan COVID-19 không đề cập đến khoảng cách cụ thể, tuy nhiên khuyến nghị cho các công dân là nên đi đến các cửa hàng gần nhất nơi  có bán các sản phẩm mà họ cần. Đối với ví dụ mà bạn đã nêu, một công dân sống ở khu Berceni không thể đi mua sắm các sản phẩm cần thiết ở khu Militari bởi vì tại khu vực bạn ở có nhiều các siêu thị lớn tương đương như các siêu thị ở Militari.
 
 
🔴 4. Câu hỏi:
Một người sống ở Bucuresti có thể đi, ví dụ, mang thuốc và thực phẩm cho cha mẹ mình sống ở tỉnh Vaslui?
 
Trả lời: Qui định nêu ở trên không đề cập đến giới hạn khoảng cách. Đối với câu hỏi của bạn, vâng, một công dân sống ở Bucuresti có thể tới Vaslui để chăm sóc cha mẹ mình.
 
 
🔴 5. Câu hỏi:
Kilomet có nghĩa là gì? Ví dụ, “đi lại gần ,bên cạnh nơi ở”? Những người chạy bộ có  phải chỉ chạy quanh tòa nhà mình ở hay cả trên những con đường gần đó? Khoảng cách tối đa được phép là bao nhiêu?
 
Trả lời: Rèn luyện thân thể, tập thể thao, cần thực hiện ở xung quanh nơi ở hoặc xung quanh nơi công dân thực sự sống, xung quanh nơi cư trú, xung quanh nhà ở, chung cư chứ không phải ở các công viên, các chỗ vui chơi, các sân thể thao v.v. Vì thế chúng tôi nhắc lại rằng các hoạt động rèn luyện thân thể tập thể là bị nghiêm cấm.
 
 
🔴 6. Câu hỏi:
Thú nuôi cần được đưa đi dạo chơi chỉ ở xung quanh chung cư hay các chủ thú nuôi có thể đi đến các công viên gần nhà? Họ được phép đi cách xa nơi ở bao nhiêu?
 
Trả lời: Việc đưa thú nuôi đi dạo hàng ngày cần thực hiện xung quanh nhà hoặc nơi mà các công dân sống thực sự, xung quanh nơi cư trú, nhà ở, chung cư chứ không trong các công viên, các nơi vui chơi, các sân chơi thể thao v.v.
 
 
🔴 7. Câu hỏi:
Một nhà sản xuất nông nghiệp (một người trồng trọt), ví dụ, ở Cluj, có thể đến Bucuresti để bán khoai tây không?
 
Trả lời: Pháp luật đang được áp dụng ở đây không đư ra một giới hạn về khoảng cách, nhưng về mặt logic của những qui định chặt chẽ này là để tránh tối đa sự tiếp xúc của mọi người nhằm mục đích hạn chế tối đa sự lây nhiễm của loại virus corona mới này. Vì vậy, mặc dù không qui định giới hạn khoảng cách, chúng tôi khuyến nghị các nhà sản xuất nông nghiệp (những người trồng trọt) nên đi lại ở khoảng cách gần nhất có thể.
 
 
🔴 8. Câu hỏi:
Những người chưa đủ 18 tuổi có được phép ra ngoài nơi ở/ nơi cư trú để thực hiện các hoạt động nêu trong câu hỏi 5 và 6 không?
 
Trả lời: Đối với trẻ vị thành niên từ 0 đến 16 tuổi, việc đi lại bên ngoài nơi ở, cần được cha mẹ hoặc người nuôi dưỡng (bảo hộ hợp pháp) giám sát và cho phép. Trong bối cảnh dịch bệnh hiện nay chúng tôi khuyến cáo hạn chế tối đa việc đi lại này.
 
 
🔴 9. Câu hỏi:
Nếu như được phép đi lại thì ai phải làm giấy cam đoan trong trường hợp các trẻ vị thành niên chưa đủ 16 tuổi và tương tự đối với các trẻ vị thành niên từ 16-18 tuổi?

Trả lời: Đối với các trẻ vị thành niên dưới 16 tuổi, bản cam đoan do bố hay mẹ, hoặc người nuôi dưỡng (bảo hộ hợp pháp) điền và kí tên. Các trẻ vị thành niên từ 16-18 tuổi tự điền và kí vào tờ khai cam đoan của mình, cùng việc đề cập rằng những trẻ này cần tôn trọng các điều kiện đi lại cá nhân, và họ bị cấm tham gia các hoạt động rèn luyện thân thế  đông người (tập thể). Những trẻ vị thành niên tuổi từ 16-18 sẽ phải mang theo mình giấy tờ tùy thân.
 
 
🔴 10. Câu hỏi:
Tôi có thể chở vợ/chồng bằng xe riêng đến nơi làm việc/ từ nơi làm việc về?

Trả lời: Nếu như bạn cho rằng lí do đi lại là chính đáng, bạn có thể làm việc này đồng thời điền vào tờ khai cam đoan đã được thông báo trong điều 1, mục d (việc đi lại với những lí do chính đáng như chăm sóc/ đưa đón con, chăm sóc người cao tuổi, người ốm, người khuyết tật hoặc cái chết của một thành viên trong gia đình).

Có thể thấy các tình huống đưa ra chỉ là mang tính  ví dụ, tuy nhiên chúng cũng có  cơ sở quan trọng nào đó.

Một tình huống như vậy có thể cho là chính đáng nếu như không có phương tiện giao thông công cộng hoặc nếu như có nguy cơ lây nhiễm lớn (việc đi lại đến chỗ làm việc phải chuyển đổi nhiều phương tiện giao thông công cộng, thời gian chờ đợi ở các bến xe.v.v).

Đối với người điều khiển phương tiện trên 65 tuổi được khuyến cáo tránh đi lại ngoài thời gian từ 11g- 13g. 

 
🔴 11. Câu hỏi:
Tôi có thể đưa bà mình trên 65 tuổi từ nơi ở của bà đến nơi ở của chúng tôi ở một tỉnh khác, khoảng cách khá xa?

Trả lời: Trường hợp này đã được nêu tại điều 1, mục d trong Pháp lệnh quân sự số 3.

Nếu việc đi lại để đưa một người cao tuổi  trên 65 tuổi) với mục đích để chăm sóc hay để điều trị y tế, chúng tôi khuyến nghị việc này nên thực hiện trong khoảng thời gian từ 11g-13g hoặc không vượt quá khoảng thời gian này quá nhiều. Chú ý tốc độ khi đi lại!

 
 
🔴 12. Câu hỏi:
Tôi có thể ra ngoài để thanh toán các hóa đơn tiện ích, hay trả góp tại ngân hàng, hoặc kí một số hợp đồng với công chứng viên?

Trả lời: Nếu bạn không thể dùng phần mềm tiện ích của máy tính để thanh toán các sử dụng này/ hóa đơn/ trả góp/ bạn có thể đi lại, đồng thời làm một bản cam đoan nêu rõ lí do chính đáng. Chúng tôi khuyến nghị bạn nên mang theo  các giấy tờ thực sự cần thiết của các thanh toán này (hóa đơn, ghi chú thời hạn, thông báo thanh toán, khoản trước hợp đồng v.v).
 
 
🔴 13. Câu hỏi:
Tôi có thể chở nhiều hơn 3 người trong xe?

Trả lời: Qui định tại điều 3 trong Pháp lệnh quân sự số 3 chỉ đề cập đến việc đi lại của người đi bộ chứ không phải với các phương tiện giao thông công cộng. Tuy nhiên quan trọng là bạn hãy tôn trọng các biện pháp chung về phòng ngừa lây lan COVID-19, kể cả việc giữ một chỗ ngồi trống giữa các hành khách đi xe.

Giải thích này có giá trị cả với phương tiện giao thông do các nhà điều hành kinh tế dùng để chuyên chở người làm thuê đến nơi làm việc và trở về.

 
 
🔴 14. Câu hỏi:
Hạn đăng kiểm kĩ thuật định kì ô tô của tôi đã hết. Nó được gia hạn hay tôi cần phải đi làm lại?

Trả lời: Thời hạn đăng kiểm kĩ thuật định kì không được gia hạn, chiểu theo quyết định của Phòng đăng kí xe ô tô  Romania. Việc đi lại để thực hiện đăng kiểm xe ô tô tại các trạm đăng kiểm là được phép vì việc đó được cho là những hoạt động tối cần thiết của mọi người, tình huống đã được nêu tại điểm 2 của tờ khai cam đoan.
 
 
🔴 15. Câu hỏi:
Nếu tôi có một người bạn đến từ một nước khác bằng máy bay tôi có thể ra sân bay để đón bạn về không?

Trả lời: Trường hợp này không được xem xét như một ngoại lệ trong Pháp lệnh quân sự số 3. Tuy nhiên trong trường hợp người đến không có phương tiện đi lại từ sân bay về nơi ở hoặc đến nơi mà người đó sẽ sống, khi đó việc đi đón này là được phép, đồng thời phải điền vào tờ khai cam đoan với lý do giúp đỡ mọi người. Cần phải biết rõ rằng những công dân đến từ vùng đánh dấu đỏ phải đi cách ly bắt buộc theo qui định của nhà nước, như vậy những người chăm sóc, họ hàng hay bạn bè không được phép đón những người này, còn những người đến từ vùng đánh dấu vàng phải tự cách ly. Việc này có nghĩa là người tiếp xúc với họ cần phải tôn trọng biện pháp tự cách ly.
 
 
🔴 16. Câu hỏi:
Tôi hết hạn bảo hiểm RCA. Nó tự được gia hạn? Nếu không, tôi có thể đi ra khỏi nhà để làm bảo hiểm này cho mình?

Trả lời: Thời hạn của bảo hiểm RCA không tự gia hạn. Việc này có thể làm trên mạng. Vì thế việc đi lại để làm bảo hiểm RCA không thể được coi là khẩn cấp và cũng không phải là một lý do để được cho là tình huống khẩn cấp hoặc là lý do để đảm bảo sự thiết yếu của người đó.
 
 
🔴 17. Câu hỏi:
Tôi có thể đến một thành phố khác nơi tôi đang cư trú để được ở trong một chỗ ở khác không phải là tài sản cá nhân nhưng lại cho tôi những điều kiện tốt hơn cho gia đình (hai đứa con 7 và 4 tuổi cùng vợ) để cách ly tự nguyện?

Trả lời: Trong Pháp lệnh quân sự số 3 không qui định rằng công dân cần phải ở tại địa chỉ nơi cư trú mà là ở nơi họ thông báo, với sự tuân thủ các qui định của pháp luật và sự nghiêm ngặt đã được đặt ra. Như vậy chúng tôi xác định rằng việc di chuyển cùng gia đình về vùng nông thôn nếu như ở đó họ có nhà ở để ở lại đó là được phép.
 
 
🔴 18. Câu hỏi:
Tôi có thể đi đến một chỗ khác để cung cấp thức ăn và thuốc men cho một số súc vật (vật nuôi) mà tôi chăm sóc, mà chúng không phải là của tôi?

Trả lời: Không. Lý do này không được qui định như một ngoại lệ trong Pháp lệnh quân sự số 3, ngoại trừ thực hiện việc này trong công việc  chuyên môn bao gồm cả những hoạt động chuyên môn về nông nghiệp.
 
 
🔴 19. Câu hỏi:

Tôi có thể đến bệnh viện để đón vợ và con nhỏ?

Trả lời: Bạn được phép. Trong tờ khai cam đoan bạn phải khẳng định rằng việc đi lại của bạn có lý do chính đáng. Vợ bạn cũng phải điền vào một tờ khai cam đoan tương tự.

 
 
🔴20. Câu hỏi:
Tôi có thể đến ngôi nhà đang xây để giám sát công nhân làm việc?

Trả lời: Không, bạn không được phép. Lý do này không được xem xét như một ngoại lệ trong Pháp lệnh quân sự số 3.
 
 
🔴 21. Câu hỏi:

Việc đình chỉ các hoạt động kinh doanh bán lẻ tại các trung tâm thương mại được áp dụng với cả các Công viên thương mại( Khu mua bán) như  được định nghĩa tại  Nghị định chính phủ số 99/2000? (Công viên thương mại- chu vi bao gồm hai hoặc nhiều tòa nhà với mục đích xây dựng để bán hàng có diện tích trung bình hoặc lớn,trong đó mở ra các hoạt động thương mại với nhiều sản phẩm bán lẻ, các dịch vụ thị trường, và thực phẩm cộng đồng, sử dụng hạ tầng cơ sở công cộng (chung), gồm cả bãi đỗ xe và đường  đi lại chung cũng như những tiện ích đầy đủ.Bề mặt  của một Công viên thương mại gồm tổng số diện tích được xây dựng của các tòa nhà với mục đích bán hàng với diện tích vừa hoặc lớn nằm trong khu vực này, được cộng thêm diện tích bãi đỗ xe và đường đi lại chung, cũng như các diện tích của các yếu tố hạ tầng cơ sở chung.

Trả lời: Đúng như vậy.

 
 
🔴 22. Câu hỏi:
Trong các Khu mua bán (Công viên thương mại) có được phép mua bán các sản phẩm phi thực phẩm qua người chuyển hàng (các sản phẩm được các nhân viên chuyển hàng nhận từ Khu mua bán và chuyển cho các khách hàng đã đặt hàng trên mạng) không?

Trả lời: Được.
 
 
🔴 23. Câu hỏi:
Người cha/mẹ có được phép đi lại để thực hiện quyền thăm con do người kia nuôi không?

Trả lời: Trường hợp này không được qui định như một ngoại lệ trong Pháp lệnh quân sự số 3, nhưng được phép thực hiện các quyền lợi do công chứng và tòa qui định trong li hôn  về quyền cha mẹ. Cụ thể là người cha (hoặc mẹ) có thể đón con về nhà, thời gian theo quyết định li hôn qui định.
 
 
🔴 24. Câu hỏi:
Những người đi đến nơi làm việc có cần phải điền vào tờ khai cam đoan nữa không?

Trả lời: Pháp lệnh quân sự số 3/2020 qui định rất rõ ràng ”người lao động trình thẻ lao động hoặc giấy chứng nhận của người sử dụng lao động”, như vậy cần phải trình một trong hai loại giấy tờ qui định trên.
 
 
🔴 25. Câu hỏi:
Chúng tôi có cần phải điền vào tờ khai cam đoan khi ra khỏi nhà với bất kì lý do nào? Thậm chí đến quán nhỏ ở góc phố hay ra chợ rau quả cạnh nhà ở (chung cư)?

Trả lời: Pháp lệnh quân sự có hiệu lực qui định rõ ràng các trường hợp và cách thức đi lại của tất cả mọi người ngoài chỗ ở/ nơi cư trú, cũng như việc đi lại của những người từ 65 tuổi nói riêng.

Trong điều khoản qui định việc đi lại để bảo đảm các nhu cầu về đồ tiêu dùng tối cần thiết của mọi người không đề cập đến bất kỳ một ngoại lệ nào về điều kiện khoảng cách của các của hàng thực phẩm, có nghĩa là Pháp lệnh áp dụng thống nhất bất kể cửa hàng nằm ở khoảng cách bao xa.

 
 
🔴 26. Câu hỏi:
Nếu chúng tôi đi đến một hiệu thuốc để mua một loại thuốc, hoặc đến một cửa hàng cạnh nhà, để mua đường và chúng tôi không tìm thấy các sản phẩm cần mua ở đó, chúng tôi có được phép thử tìm ở một hiệu thuốc khác/ hay một cửa hàng khác gần đó? Hay chúng tôi cần phải quay về nhà và điền một tờ khai khác đối với địa điểm mới cần đi?

Trả lời: Tờ khai cam đoan có một tiết diện (dòng) để điền nơi/ những nơi đến, có nghĩa là người đi ghi lại những chỗ mình đến, theo thứ tự mà người này có ý định đi. Như vậy có thể ghi lại những nơi đến.
 
 
🔴 27. Câu hỏi:
Chúng tôi có thể điền nhiều chỗ đến khi ra khỏi nhà? Thí dụ chúng tôi viết trong tờ khai cam đoan, rằng chúng tôi đến cửa hàng nhưng trên đường đến cửa hàng chúng tôi qua hiệu thuốc?
 
Trả lời: Tờ khai cam đoan có một tiết diện (dòng) để điền nơi/ những nơi đến, có nghĩa là người đi ghi lại những chỗ mình đến, theo thứ tự mà người này có ý định đi. Như vậy có thể ghi lại những nơi đến.
 
 
🔴 28. Câu hỏi:
Chúng tôi có thể đánh dấu trong tờ khai nhiều lý do của việc đi lại? Thí dụ chúng tôi có thể đi để hỗ trợ một số người cao tuổi, nhưng trên đường đi hoặc khi trở về chúng tôi có thể dừng tại một cửa hàng hay một hiệu thuốc?

Trả lời: Tờ khai cam đoan có một tiết diện (dòng) để điền nơi/ những nơi đến, có nghĩa là người đi ghi lại những chỗ mình đến, theo thứ tự mà người này có ý định đi. Như vậy có thể ghi lại những nơi đến.
 
 
🔴 29. Câu hỏi:
Nếu như chúng tôi không in được mẫu tờ khai in sẵn, một tờ khai cam đoan viết tay trên giấy có giá trị không? Nội dung mà chúng tôi viết có cần chính xác như mẫu tờ khai in sẵn không?

Trả lời: Tờ khai cam đoan có thể viết tay. Tờ khai cần bao gồm họ tên, ngày tháng năm sinh, địa chỉ nơi ở, lý do và nơi đi, ngày và chữ ký. Tương tự tờ khai có thể được điền trên mạng tại đường link https://formular.sts.ro/ và có thể trình cho nhân viên của các cơ quan có thẩm quyền và qua điện thoại, máy tính bảng hoặc một thiết bị điện tử tương đương, tuy nhiên chúng tôi nhắc lại rằng tờ khai cần phải có chữ ký viết tay của người khai bất kể khai bằng phương tiện nào.
 
 
🔴 30. Câu hỏi:
Nếu một người có nhiều bất động sản (nhiều căn hộ, nhà v.v) mà không có người ở đó và muốn đến để kiểm tra  sẽ đi đến nơi cùng địa danh hoặc ở một địa danh khác), có thể làm điều này và không vi phạm các qui định của Pháp lệnh quân sự? Nếu như được phép thì cần phải đánh dấu gì ở mục “lý do đi lại” trong tờ khai?
 
Trả lời: Lý do đi lại cần phải chính đáng/ không thể trì hoãn, các tình huống nêu ra mang tính ví dụ, nhưng cũng có những căn cứ quan trọng.
 
 
🔴 31. Câu hỏi:
Nếu một người đang xây nhà riêng của mình và muốn tiếp tục công việc trong giai đoạn này, người đó có thể làm việc này và không vi phạm các qui định của Pháp lệnh quân sự? Nếu như được phép thì cần phải đánh dấu gì ở mục ”lý do đi lại” trong tờ khai?
 
Trả lời: Lý do đi lại cần phải chính đáng/ không thể trì hoãn, các tình huống nêu ra mang tính ví dụ, nhưng cũng có những căn cứ quan trọng.
 
 
🔴 32. Câu hỏi:
Đối với ”các hoạt động thể thao” có thể bao gồm cả môn đi xe đạp? Nếu được thì những người thực hành môn thể thao này có thể đi lại bằng xe đạp chỉ quanh chung cư hay có một giới hạn khác về khoảng cách?
 
Trả lời: Qui định chuẩn mực là việc đi lại ở khoảng cách gần, gần nơi ở hoặc nơi mà các công dân sống thực sự, quanh nơi cư trú, nhà ở, chung cư. Xe đạp có thể được sử dụng như một phương tiện giao thông để đi lại với mục đích chuyên nghiệp.
 
 
🔴 33. Câu hỏi:
Có thể đến văn phòng công chứng trong giai đoạn này để làm công chứng một số giấy tờ?

Trả lời: Việc đi lại này là được phép, trong những trường hợp chính đáng và trong điều kiện các giấy tờ cần công chứng này không thể làm on-line.
 
 
🔴 34. Câu hỏi:
Trong trường hợp các nhà báo, các phóng viên ảnh, những người quay video, có thể bắt buộc phải đi xa giữa các thành phố để làm nhiều phóng sự khác nhau, có khả năng được đi lại trong nước nhiều ngày vì công việc không?

Trả lời: Pháp lệnh quân sự có hiệu lực qui định việc đi lại của tất cả mọi người ngoài nơi cư trú/ nơi ở. Không qui định một giới hạn về khoảng cách cũng như giới hạn về thời gian, một số lượng ngày cụ thể trong việc đi lại để thực hiện công việc chuyên môn. Vì vậy, dù ở bất kì giai đoạn nào khi đi làm các công việc chuyên môn cần phải tôn trọng các điều kiện đã được các pháp lệnh quân sự qui định về việc mang theo người các giấy tờ cần thiết (thẻ làm việc hoặc giấy chứng nhận của người sử dụng lao động).
 
 
🔴 35. Câu hỏi:
Đối với các ngành nghề tự do, chẳng hạn như các nhà văn hoặc nghệ sĩ, những người nghỉ hưu ở nhà sáng tạo để hoàn thành công việc của họ, hoặc cho những người có nơi cư trú ở các khu vực khác, miền núi hoặc xa hơn, làm thế nào họ có thể di chuyển đến những nơi này ở lại trong tình trạng khẩn cấp?
 
Trả lời: Chiểu theo Pháp lệnh quân sự số 3, điều 4 ”các cá thể được nhà nước cấp phép, các chủ doanh nghiệp tư nhân, các thành viên của các doanh nghiệp gia đình và những người làm nông nghiệp trình một tờ khai cam đoan đã điền sẵn”. Như vậy việc đi lại của các thành phần được nêu ở trên với mục đích chuyên nghiệp như luật pháp qui định là cần phải điền vào một tờ khai cam đoan.
 
 
🔴 36. Câu hỏi:
Trong Pháp lệnh quân sự số 4 được khẳng định rằng “(3) Việc  cấm mọi người đi lại thành một nhóm từ 3 người trở lên chỉ áp dụng cho việc đi lại của người đi bộ.” Về mặt pháp lý, điều này có nghĩa là trong không gian mở của một tổ chức, ví dụ như sân của một nhà thờ ,có thể ở đó nhiều hơn 3 người cùng với việc tuân thủ các qui định về  an toàn, bởi vì nó không phải là không gian lưu thông của người đi bộ?
 
Trả lời: Trong Pháp lệnh quân sự số 1, tại điều 2 qui định rằng “Đình chỉ tất cả các hoạt động văn hóa, khoa học, nghệ thuật, tôn giáo, thể thao, giải trí hay các trò vui chơi có thưởng, điều trị SPA và chăm sóc cá nhân thực hiện tại các không gian hẹp”. Như vậy các buổi hành lễ tôn giáo với sự tham gia của các tín đồ là bị hủy bỏ.

Trong Pháp lệnh quân sự số 2, tại điều 9 qui định rằng ”Các hành lễ có thể được những người phục vụ nhà thờ/ các tín đồ tôn giáo thực hiện tại những nơi tôn nghiêm của các giáo phái mà không cần sự tham gia của công chúng, các buổi hành lễ có thể được chuyển tải qua phương tiện truyền thông đại chúng hoặc online” và  “có thể thực hiện những việc liên quan đến nhà thờ/ tôn giáo với tính chất riêng tư (lễ rửa tội, lễ kết hôn hay tang lễ) có thể tham gia nhiều nhất là 8 người, kể cả việc chia sẻ với các tín đồ ốm đau ở bệnh viện hay tại nơi ở của những người nàyˮ.

Pháp lệnh quân sự số 3, tại điều 1 cấm tất cả mọi người đi lại ngoài nơi cư trú/ nơi ở trừ một số ngoại lệ. Trong số các ngoại lệ đã thông báo không đề cập đến việc đi lại đến một nơi tôn nghiêm của một giáo phái để cầu nguyện.

Như vậy qua khẳng định chắc chắn của tất cả các điều khoản đã nêu ở trên đối với thí dụ bạn nêu ra, sự có mặt (tập trung) đông người trong sân của một nhà thờ nếu như những người này đến vì những mục đích khác ngoài những mục đích được pháp luật cho phép (các mục đích chuyên nghiệp, tham dự một lễ an táng v.v) là không được phép.

 
 
🔴 37. Câu hỏi:
Những người buộc phải đến ngân hàng vì những việc bắt buộc khác nhau đang tồn tại _ rút tiền, v.v cần phải điền đánh dấu gì trong tờ khai cam đoan để không bị phạt?
 
Trả lời: Lý do đi lại phải rất chính đáng. Có nghĩa là tờ khai cam đoan có thể được điền như qui định tại điều 1, mục trong Pháp lệnh quân sự số 3/2020.
Như có thể thấy những tình huống đưa ra tại điều 1, mục d mang tính ví dụ nhưng cũng có  cơ sở quan trọng nhất định. Trong tình huống bạn nêu ra có thể được coi là chính đáng nếu cho rằng khoản tiền là cần thiết để đảm bảo những nhu cầu tối thiểu. Tuy nhiên ở giai đoạn này, để tránh lây nhiễm rộng rãi, chúng tôi khuyên nên sử dụng thẻ ngân hàng để mua sắm.
 
 
(Người dịch: Hoàng Hiền). 
 
 
 
 
*****
 
 
 

❗️Având în vedere că au fost primite o serie de întrebări pentru lămurirea unor situații legate de măsurile luate prin Ordonanțele Militare emise până în prezent, Grupul de Comunicare Strategică a realizat un material prin care vor fi acoperite cu răspunsuri documentate întrebările adresate de dumneavoastră❗️

❗️Vă rugăm să vă informați doar din surse oficiale❗️

🔴 1. Întrebare:
Pot merge la serviciu, în această perioadă, şi persoanele care fac naveta? Care locuiesc în Ilfov, de pildă, şi muncesc în Bucureşti?
Răspuns: În conformitate cu prevederile Ordonanței militare nr. 3 din 24.03.2020 privind măsuri de prevenire a răspândirii COVID-19, art. 1, pct. a „Se interzice circulația tuturor persoanelor în afara locuinței/gospodăriei, cu următoarele excepții…deplasarea în interes profesional, inclusiv între locuință/gospodărie și locul/locurile de desfășurare a activității profesionale și înapoiˮ.

Astfel, actul normativ stipulează că este permisă deplasarea între locuință și locul de muncă. Nu se face mențiunea că localitatea în care se desfășoară activitatea profesională trebuie să fie aceeași cu cea de domiciliu. În conformitate cu exemplul oferit de dumneavoastră, un cetățean care locuiește în Ilfov se poate deplasa la locul de muncă din București, cu condiția să aibă asupra sa documentele prevăzute la art. 4 al ordonanței menționate mai sus, respectiv legitimația de serviciu, adeverința eliberată de angajator sau o declarație pe propria răspundere.

  
 
🔴 2. Întrebare:
Cât de departe de domiciliul nostru poate fi situat cabinetul medicului specialist? Putem merge pentru acest consult de la Cluj la Bucureşti, de pildă?
 
Răspuns: Nu este prevăzută o limită de distanță la care trebuie să fie situat cabinetul medical, dar recomandăm cetățenilor să facă deplasări în scopuri medicale, altele decât urgențele majore, doar după verificarea disponibilității medicilor.
 
 
🔴 3. Întrebare:
La ce distanţă maximă de domiciliu poate fi amplasată unitatea comercială la care putem face cumpărături? Putem merge la cumpărături, de pildă, din cartierul Berceni într-un hipermarket din Militari?
 
Răspuns: Prevederile Ordonanței militare nr. 3 din 24.03.2020 privind măsuri de prevenire a răspândirii COVID-19 nu menționează o distanță cuantificabilă, însă recomandarea pentru cetățeni este să se deplaseze la cele mai apropiate magazine unde sunt comercializate produsele care le sunt necesare. În referire strictă la exemplul dumneavoastră, un cetățean care locuiește în cartierul Berceni nu poate merge la cumpărături pentru produse de strictă necesitate în cartierul Militari întrucât în zona de domiciliu există mai multe hipermarketuri similare cu cele din cartierul Militari.
 
 
🔴 4. Întrebare:
Un locuitor din Bucureşti ar putea să meargă, de pildă, să le ducă medicamente şi alimente părinţilor lui domiciliaţi în judeţul Vaslui?
 
Răspuns: Actul normativ menționat mai sus nu impune o limită de distanță. Referitor la întrebarea dumneavoastră punctuală, da, un cetățean din București poate merge în Vaslui pentru a-și îngriji părinții.
 
 
🔴 5. Întrebare:
Ce înseamnă în kilometri, de pildă, „deplasare scurtă, lângă domiciliu”? Cei care fac jogging ar trebui să alerge doar în jurul blocului sau şi pe străzile alăturate? Care e distanţa maximă permisă?
 
Răspuns: Activitățile fizice, sportive, trebuie realizate în jurul domiciliului sau al locului în care cetățenii locuiesc în fapt, în jurul gospodăriei, casei, blocului și nu în parcuri, locuri de joacă, terenuri de sport, etc. De asemenea, reamintim că sunt interzise activitățile fizice colective.
 
 
🔴 6. Întrebare:
Animalele de companie trebuie plimbate doar în jurul blocului sau proprietarii lor pot merge şi în parcurile din apropiere? Cât au voie să se îndepărteze de domiciliu?
 
Răspuns: Plimbarea zilnică a animalelor de companie trebuie realizată în jurul domiciliului sau al locului în care cetățenii locuiesc în fapt, în jurul gospodăriei, casei, blocului și nu în parcuri, locuri de joacă, terenuri de sport, etc
 
 
🔴 7. Întrebare:
Un producător agricol din Cluj, de pildă, poate veni să vândă cartofi în Bucureşti?
 
Răspuns: Legislația aflată în discuție, nu impune o limită de distanță, dar logica acestor restricții este aceea de a evita cât mai mult contactul între persoane, tocmai pentru a limita răspândirea infectării cu noul tip de coronavirus. Astfel, deși nu este stabilită o limită de distanță, recomandăm producătorilor agricoli să se deplaseze pe distanțe cât mai scurte.
 
 
🔴 8. Întrebare:
Este permisă circulația persoanelor care nu au împlinit vârsta de 18 de ani în afara locuinței/gospodăriei, pentru activităţile menţionate la pct. 5 şi 6?
 
Răspuns: În ceea ce privește minorii cu vârsta cuprinsă între 0 și 16 ani, deplasarea acestora în afara locuinței trebuie efectuată sub supravegherea sau cu încuviințarea părinților sau a tutorelui legal. În contextul epidemiologic actual, recomandăm limitarea la minim a acestor deplasări.
 
 
🔴 9. Întrebare:
Dacă da, cine trebuie să completeze declaraţia pe propria răspundere în cazul minorilor care nu au împlinit 16 ani şi, respectiv, în cazul minorilor între 16-18 ani?
 
Răspuns: În cazul minorilor sub 16 ani declarația trebuie completată și semnată de unul dintre părinți sau de tutorele legal. Minorii cu vârste cuprinse între 16 și 18 ani completează și semnează singuri declarația pe propria răspundere, cu mențiunea că aceștia trebuie să respecte condițiile individuale de deplasare și că le este interzisă participarea la activități fizice colective. De asemenea, minorii cu vârste cuprinse între 16 și 18 ani vor avea asupra lor și documentele de identitate.
 
 
🔴 10. Întrebare:
Pot să-mi transport cu mașina soția/soțul la/de la serviciu?
 
Răspuns: Dacă apreciați că motivul deplasării este unul justificat, puteți face acest lucru completând declarația pe proprie răspundere raportat la prevederea din art.1 lit.d (deplasarea din motive justificate, precum îngrijirea/însoțirea copilului, asistența persoanelor vârstnice, bolnave sau cu dizabilități ori deces al unui membru de familie).
După cum se poate constata, situațiile cuprinse în normă au caracter exemplificativ, dar presupun temeiuri de o anumită importanță.

O astfel de situație ar putea fi justificată dacă nu există mijloace de transport în comun sau dacă riscul expunerii la infectare este mai mare (deplasarea la locul de muncă ar presupune schimbarea mai multor mijloace de transport în comun, timpii de așteptare în stații, etc).
Pentru conducătorul auto cu vârsta de peste 65 de ani este recomandabil să evite inclusiv aceste deplasări în afara perioadei de timp 11.00-13.00.

 
 
🔴 11. Întrebare:
Pot să o aduc pe bunica în vârstă de peste 65 de ani de la domiciliul ei la adresa noastră de domiciliu care este situată la o distanță mai mare, în alt județ?
 
Răspuns: Această posibilitate este prevăzută de art.1 lit. d din Ordonanța militară nr.3.

Dacă deplasarea pentru a aduce o persoană vârstnică (peste 65 de ani) este făcută în scopul de a fi îngrijită sau de a-i asigura tratament medical, recomandăm ca această deplasare să se facă cu predilecție în intervalul de timp 11-13 sau să nu depășească foarte mult acest interval. Atenție la viteza de deplasare!

 
 
🔴 12. Întrebare:
Pot să ies pentru a-mi plăti facturile la utilități sau ratele la bancă, ori semnarea unor contracte la notar?
 
Răspuns: Dacă nu puteți utiliza o platformă informatică pentru plata acestor utilități/facturi/rate puteți face aceste deplasări întocmind declarația pe proprie răspundere, cu mențiunea existenței unui motiv justificat. Vă recomandăm să aveți la dumneavoastră documentele care justifică nevoia acestor plăți (facturi, desfășurătoare, înștiințări de plată, pre-contracte, etc.)
 
 
🔴 13. Întrebare:
Pot să transport în mașina mai mult de 3 persoane?
 
Răspuns: Prevederea din art.3 din Ordonanța militară nr.3 vizează doar deplasarea pietonală și nu transportul public. Este important însă să respectați măsurile generale de prevenire a răspândirii COVID 19, inclusiv prin păstrarea unui loc liber între pasageri.

Explicația este valabilă și pentru transportul organizat de operatorii economici pentru deplasarea salariaților la/de la locul de muncă.

 
 
🔴 14. Întrebare:
Îmi expiră inspecția tehnică periodică a mașinii. Se prelungește valabilitatea acestuia sau trebuie să merg să îl fac?
 
Răspuns: Nu se prelungește valabilitatea ITP-ului, conform deciziei Registrului Auto Român. Deplasarea pentru efectuarea verificării ITP la stațiile agreate se poate realiza, fiind considerată activitate pentru acoperirea necesităților de bază ale persoanelor, situație prevăzută la punctul 2 al declarației pe proprie răspundere.
 
 
🔴 15. Întrebare:
Dacă am un prieten care vine cu avionul din altă țară pot să îl iau de la aeroport?
 
Răspuns: Acest motiv nu este prevăzut ca excepție în textul Ordonanței Militare nr. 3. Dar, în cazul în care persoana nu are cu ce să se deplaseze de la aeroport către locul de domiciuliu sau locul în care urmează să locuiască, atunci deplasarea este permisă, completând declarația pe propria răspundere, având motiv ajutorarea persoanelor. Trebuie avut în vedere că cetățenii care sosesc din zonele roșii intră în carantină instituționalizată, deci aceștia nu pot fi luați de la aeroport de aparținători, rude sau prieteni, iar cei care vin din zonele galbene intră în autoizolare. Acest fapt presupune că persoana care intră în contact cu ei trebuie să respecte aceeași procedură de autoizolare.
 
 
🔴 16. Întrebare:
Mi-a expirat asigurarea RCA. Se prelungește valabilitatea acesteia? Dacă nu, pot să ies din casă să-mi fac o asigurare?
 
Răspuns: Nu se prelungește valabilitatea asigurării RCA. Aceasta poate fi achiziționată și online. Din acest motiv, deplasarea pentru a ridica polița RCA NU poate fi considerată urgență și NU este un motiv care poate fi considerat situație de urgență ori pentru asigurarea nevoilor persoanei.
 
 
🔴 17. Întrebare:
Pot să merg într-un alt oraș decât cel de domiciliu unde am posibilitatea de a sta într-o locuință, care nu este proprietate personală, dar îmi oferă condiții mai bune pentru familie (doi copii de 7 ani, respectiv 4 ani și soția) pentru a rămâne în autoizolare?
 
Răspuns: În Ordonanța Militară numărul 3 nu este prevăzut faptul că cetățenii trebuie să rămână la adresa de domiciliu, ci la o locație indicată de ei, cu respectarea prevederilor legale și a restricțiilor impuse. Astfel, precizăm că este permisă inclusiv deplasarea cu familia în zona rurală, dacă persoanele dețin acolo o casă, pentru a rămâne în respectiva localitate.
 
 
🔴 18. Întrebare:
Pot să mă deplasez într-o altă localitate pentru a asigura hrană și medicamente unor animale pe care le am în grijă, fără a fi ale mele?
 
Răspuns: Nu. Acest motiv nu este prevăzut ca excepție în textul Ordonanței Militare nr. 3, cu excepția prestării acestei activități în context profesional, inclusiv în ceea ce privește activitățile agricole.
 
 
🔴 19. Întrebare:
Pot să mă deplasez pentru a-mi lua de la spital soția și copilul minor?
 
Răspuns: Da. În baza declarației pe propria răspundere în care menționați că deplasarea dumneavoastră se face dintr-un motiv justificat. O declarație similară va trebui să fie completată și de soție.
 
 
🔴 20. Întrebare:
Pot să mă deplasez la o casă pe care o am în construcție pentru a supraveghea lucrările executate de muncitori?
 
Răspuns: Nu. Acest motiv nu este prevăzut ca excepție în textul Ordonanței Militare nr. 3.
 
 
🔴 21. Întrebare:
Suspendarea activității comerciale cu amănuntul în centrele comerciale se aplică și Parcurilor comerciale așa cum sunt ele definite în OG nr. 99/2000? (parc comercial – perimetru ce grupează două sau mai multe clădiri cu destinaţia de structuri de vânzare cu suprafeţe medii ori mari, în care se desfăşoară activităţi de comercializare cu amănuntul de produse, servicii de piaţă şi de alimentaţie publică, ce utilizează o infrastructură comună, inclusiv spaţii de parcare şi circulaţie comune, precum şi utilităţi adecvate. Suprafaţa unui parc comercial este rezultată din suma suprafeţelor construite a clădirilor cu destinaţia de structuri de vânzare cu suprafeţe medii sau mari care fac parte din acesta, la care se adaugă suprafeţele spaţiilor de parcare şi circulaţie comune, precum şi suprafeţele celorlalte elemente de infrastructură comune;)
 
Răspuns: Da.
 
 
🔴 22. Întrebare:
În parcurile comerciale este permisă comercializarea produselor non alimentare prin curierat (produsele sunt preluate din parc de curieri care le livrează clienților în baza comenzilor on-line)?
 
Răspuns: Da.
 
 
🔴 23. Întrebare:
Este permisă deplasarea părintelui pentru exercitarea dreptului de vizitare a copilului aflat în întreținerea celuilalt părinte?
 
Răspuns: Acest motiv nu este prevăzut ca excepție în textul Ordonanței Militare nr. 3, dar pot fi exercitate drepturile stipulate prin hotărârea notarială sau judecătorească de divorț privind drepturile parentale. Mai exact, copilul minor poate fi preluat la domiciliu de părintele care nu îl are în întreținere, în perioada stabilită în hotărârea de divorț.
 
 
🔴 24. Întrebare:
Trebuie să mai completeze declaraţia pe proprie răspundere şi cei care merg la serviciu?
 
Răspuns: Ordonanţa Militară nr. 3/2020 prevede în clar „angajații prezintă legitimația de serviciu SAU adeverința eliberată de angajatorˮ, deci este necesară prezentarea unuia dintre cele două documente menționate.
 
 
🔴 25. Întrebare:
Este nevoie să completăm declaraţia pe propria răspundere indiferent de motivul pentru care ieşim din casă? Chiar dacă mergem până la chioşcul din colţul străzii sau la piaţa agroalimentară de lângă bloc?
 
Răspuns: Ordonanțele militare în vigoare reglementează clar motivele și modalitatea în care se realizează circulația tuturor persoanelor în afara locuinței/gospodăriei, precum și în mod particular circulația persoanelor care au împlinit vârsta de 65 ani.

În prevederea care reglementează deplasarea pentru asigurarea de bunuri care acoperă necesitățile de bază ale persoanelor nu este menționată vreo excepție condiționată de proximitatea unității alimentare, sens în care ordonanța se aplică unitar indiferent de distanța la care este situat magazinul.

 
 
🔴 26. Întrebare:
Dacă mergem la farmacie, să cumpărăm un medicament, sau la magazinul de lângă casă, pentru zahăr, şi nu găsim acolo produsele căutate, avem voie să încercăm şi la altă farmacie/magazin din apropiere? Sau trebuie să revenim acasă şi să completăm o altă declaraţie, pentru noul loc al deplasării?
 
Răspuns: Formularul declarației pe propria răspundere are o rubrică unde se completează locul/locurile deplasării, în acest sens se vor menționa locurile în care persoana se deplasează, în ordinea în care aceasta intenționează să-și desfășoare traseul. Astfel, se pot menționa mai multe locuri.
 
 
🔴 27. Întrebare:
Putem completa mai multe locuri de deplasare, atunci când ieşim din casă? Să scriem, de pildă, în declaraţia pe proprie răspundere, că mergem la magazin, dar că, pe drum, trecem şi pe la farmacie?
 
Răspuns: Formularul declarației pe propria răspundere are o rubrică unde se completează locul/locurile deplasării, în acest sens se vor menționa locurile în care persoana se deplasează, în ordinea în care aceasta intenționează să-și desfășoare traseul. Astfel, se pot menționa mai multe locuri.
 
 
🔴 28. Întrebare:
Putem bifa, în declaraţia pe proprie răspundere, mai multe motive ale deplasării? Putem să mergem, de pildă, să acordăm asistență unor persoane vârstnice, dar pe drum, la dus sau la întors, să ne oprim la un magazin sau la o farmacie?
 
Răspuns: Formularul declarației pe propria răspundere are o rubrică unde se completează locul/locurile deplasării, în acest sens se vor menționa locurile în care persoana se deplasează, în ordinea în care aceasta intenționează să-și desfășoare traseul.
 
 
🔴 29. Întrebare:
Dacă nu avem cum să tipărim formularul tipizat, are aceeaşi valoare şi o declaraţie pe proprie răspundere scrisă de mână, pe o foaie simplă de hârtie? Textul scris de noi trebuie să fie exact ca în formularul tipizat?
 
Răspuns: Declaraţia pe proprie răspundere poate fi scrisă și de mână. Declarația pe propria răspundere trebuie să cuprindă numele și prenumele, data nașterii, adresa locuinței, motivul și locul deplasării, data și semnătura. De asemenea, declarația pe proprie răspundere poate fi completată și online pe site-ul https://formular.sts.ro/ și poate fi prezentată personalului autorităților abilitate și prin intermediul telefonului, tabletei sau unui dispozitiv electronic similar, însă facem precizarea că declarația trebuie să conțină semnătura olografă a persoanei indiferent de suportul sau mediul pe care este stocată.
 
 
🔴 30. Întrebare:
Dacă o persoană are mai multe proprietăți (apartamente, case, ş.a.) unde nu se locuiește și dorește să le verifice (să se deplaseze în aceeași localitate sau în altă localitate), ar putea face asta fără să încalce prevederile Ordonanţei militare? Dacă da, ce ar trebui să bifeze în declaraţie, la „motivul deplasării”?
 
Răspuns: Motivul deplasării trebuie să fie unul justificat/să nu necesite amânare, situațiile cuprinse în normă au caracter exemplificativ, dar presupun temeiuri de o anumită importanță.
 
 
🔴 31. Întrebare:
Dacă o persoană îşi construieşte o casă, în regie proprie, şi doreşte să continue munca în această perioadă, ar putea să facă asta fără să încalce prevederile Ordonanţei militare? Dacă da, ce ar trebui să bifeze în declaraţie la „motivul deplasării”?
 
Răspuns: Motivul deplasării trebuie să fie unul justificat/să nu necesite amânare, situațiile cuprinse în normă au caracter exemplificativ, dar presupun temeiuri de o anumită importanță.
 
 
🔴 32. Întrebare:
La „activități sportive” poate fi inclus şi mersul pe bicicletă? Dacă da, persoanele care practică acest tip de mişcare fizică se pot deplasa cu bicicleta doar în jurul blocului sau există şi o altă limită de distanță?
 
Răspuns: Actul normativ prevede deplasări scurte, în apropierea domiciliului sau al locului în care cetățenii locuiesc în fapt, în jurul gospodăriei, casei, blocului. Bicicleta poate fi folosită ca mijloc alternativ de transport pentru deplasări în scopuri profesionale.
 
 
🔴 33. Întrebare:
Se pot face deplasări la notariat în această perioadă pentru efectuarea unor acte notariale?
 
Răspuns: Sunt premise astfel de deplasări, în situații justificate și în condițiile în care operațiunile efectuate prin respectivele documente notariale nu pot fi executate on-line.
 
 
🔴 34. Întrebare:
În cazul jurnaliștilor, fotojurnaliștilor și cameramanilor video, care pot fi obligați să călătorească pe distanțe mai mari, între orașe, pentru diferite reportaje, este posibilă deplasarea în țară pentru mai multe zile, în interes de serviciu?
 
Răspuns: Ordonanțele militare în vigoare reglementează circulația tuturor persoanelor în afara locuinței/gospodăriei. Nu este prevăzută o limită de distanță la care trebuie efectuată deplasarea în interes profesional și nici o limită de timp, raportată la un anumit număr de zile. De asemenea, indiferent de perioada în care se desfășoară activitatea profesională este necesar să fie respectate condițiile stabilite de ordonanțele militare privind deținerea documentelor justificative. (legitimația de serviciu sau adeverința eliberată de angajator ).
 
 
🔴 35. Întrebare:
Pentru profesiunile liberale, cum sunt scriitorii sau artiștii, care se retrag la case de creație pentru a-și desăvârși lucrările, sau pentru cei care au reședințe și în alte zone, montane sau mai retrase, cum se pot deplasa către aceste locații unde să și rămână pe perioada Stării de urgență?
 
Răspuns: În conformitate cu Ordonanța Militară nr. 3, art. 4 „persoanele fizice autorizate, titularii întreprinderilor individuale, membrii întreprinderilor familiale, liber profesioniștii și persoanele care practică activități agricole prezintă o declarație pe propria răspundere, completată în prealabil.ˮ Astfel, așa cum prevede cadrul legislativ, pentru deplasarea în scop profesional a categoriilor menționate mai sus, este necesară completarea unei declarații pe propria răspundere.
 
 
🔴 36. Întrebare:
În Ordonanța militară Nr. 4 se specifică faptul că „(3) Interdicția privind circulația persoanelor într-un grup mai mare de 3 persoane se aplică exclusiv circulației pietonale.”Juridic, aceasta poate însemna că în spațiul deschis al unei instituții, cum ar fi curtea unei biserici, se pot afla, respectând regulile de siguranță, mai mult de trei persoane, deoarece nu este un spațiu de circulație pietonală?
 
Răspuns: În Ordonanța Militară nr. 1 la articolul 2 este prevăzut că „Se suspendă toate activitățile culturale, științifice, artistice, religioase, sportive, de divertisment sau jocuri de noroc, de tratament balnear și de îngrijire personală, realizate în spații închise.ˮ. Astfel, sunt suspendate slujbele religioase cu participarea credincioșilor.

În Ordonanța Militară nr. 2 la art. 9 se prevede că „se pot oficia slujbe în lăcașurile de cult, de către slujitorii bisericești/religioși, fără accesul publicului, slujbele putând fi transmise în mass-media sau onlineˮ și că „se pot oficia acte liturgice/religioase cu caracter privat (botez, cununii, înmormântări), la care pot participa maximum 8 persoane, cât și împărtășirea credincioșilor bolnavi la spital sau la domiciliul acestoraˮ.

Ordonanța Militară nr. 3 la art. 1 interzice circulația tuturor persoanelor în afara locuinței/gospodăriei, cu anumite excepții. Printre excepțiile enunțate nu este menționată deplasarea la un lăcaș de cult pentru rugăciune.

Astfel, prin coroborarea tuturor articolelor menționate, în referire la exemplul dumneavoastră, nu se justifică prezența mai multor persoane în curtea unei biserici, dacă acestea se află în alte scopuri decât cele permise de cadrul legislativ. (scopuri profesionale, participarea la o slujbă de înmormântare, etc.).
 
 
🔴 37. Întrebare:
Cei care sunt obligați să meargă la bănci pentru diferite operațiuni obligatorii subzistenței – extragere de bani, etc -, ce ar trebui să bifeze în Declarația pe propria răspundere pentru a nu primi amendă?

Răspuns: Motivul deplasării este clar justificat. În acest sens, declarația pe proprie răspundere poate fi completată raportat la prevederea din art.1 litera d din Ordonanța Militară nr. 3 din 2020.

După cum se poate constata, situațiile cuprinse în normă la art.1 lit. d au caracter exemplificativ, dar presupun temeiuri de o anumită importanță. O astfel de situație, cum e cea prezentată de dumneavoastră ar putea fi justificată, având în vedere că sumele de bani sunt necesare pentru acoperirea necesităților de bază. Totodată, în această perioadă, pentru a evita contaminarea de pe suprafețe, recomandăm utilizarea cardurilor bancare pentru cumpărături.

 
 

Bucharest, 01/04/2020.
(Nguồn: http://stiri.tvr.ro)

 
 
 
 
 
Tin cùng chuyên mục

Liên kết website