Đất nước Romania (Rumani) nhận được khá nhiều sự ưu ái từ thiên nhiên. Đất nước Rumani có tới 70% là núi đồi và có vị trí địa lý nằm trên những con đường kinh tế lớn. Những điều này đã tạo điều kiện thuận lợi cho kinh tế Rumani phát triển một cách tốt nhất. Chúng ta cùng điểm qua những con số để tìm hiểu thêm về nền kinh tế Rumani với ANB Việt Nam ở bài viết dưới đây.
I/ Những con số của kinh tế Rumani
So với những quốc gia ở liên minh châu Âu thì nền kinh tế Rumani không quá nổi bật. Tuy nhiên đây có thể coi là một điểm sáng của kinh tế Đông Âu. Mặc dù tình hình chính trị không được ổn định nhưng Rumani vẫn đạt được những con số đáng ngưỡng mộ.
- • Đồng tiền Rumani vẫn giữ được sự ổn định với tỷ giá 4.6 Lei đổi được 1 Euro, 4 Lei đổi được 1 Đô la sau những ảnh hưởng của kinh tế thế giới.
- • Tổng sản phẩm quốc nội đạt 211.8 tỷ Đô la
- • GDP đầu người đạt 10.812.72 USD
- • Tỷ lệ thất nghiệp chỉ 4.3%
- • GDP tăng trưởng cao nhất EU: 6.9%
- • Mức lương cơ bản tối thiểu đạt 470 USD/ tháng
(Các số liệu được tổng hợp tháng 12/2018)
Trong cơ cấu nền kinh tế, với những lợi ích mang lại từ tài nguyên thiên nhiên, vị trí địa lý thì hiện tại con tàu kinh tế Romania vẫn đang đi đúng hướng. Chú trọng đầu tư và phát triển công nghiệp đã và đang đưa nền kinh tế nước này trở nên ổn định. Tỷ trọng giá trị ngành công nghiệp trong cơ cấu GDP chiếm tới 31.7%. Đầu tư công nghiệp chiếm tới 40% tổng vốn đầu tư kinh tế. Trong cơ cấu công nghiệp thì công nghiệp chế biến gần như chiếm tỷ trọng tuyệt đối với con số 86,08%, bao gồm các ngành nghề như: luyện kim, chế biến dầu thô, than đá, dệt may, giày da. Công nghiệp Rumani đã đưa ra thị trường sản phẩm tàu biển có sức chứa tới 15 vạn tấn. Các giàn khoan biển hiện đại hay đầu máy, toa xe đường sắt với chất lượng tốt nhất cũng là sản phẩm của ngành công nghiệp chế biến Romania. Đất nước này cũng có những hãng xe ô tô nổi tiếng như Dacia, Ford Rumani. Điều đó đã phần nào chứng minh được khả năng dẫn dắt nền kinh tế của ngành công nghiệp Romania.
Nông nghiệp cũng là một ngành phát triển chính tại Romania bởi hơn 50% dân số sinh sống ở vùng nông thôn. Sản phẩm từ các ngành nông nghiệp cũng dần đủ phục vụ nội địa và bắt đầu vươn ra quốc tế. Thời gian gần đây, Rumani cũng có nhiều container hàng hóa nông sản xuất đi các nước, chủ yếu là gạo và bắp. Thương mại Rumani cũng dần có những bước tiến nhất định. Với cảng biển lớn nhất vùng biển Đen- Constanta đã đưa hoạt động thương mại ra vào Rumani hoạt động một cách tấp nập. Các mặt hàng giao thương chủ yếu là: các sản phẩm kim loại, khoáng sản. sản phẩm ngành dệt may, máy móc thiết bị, nông sản… Bạn hàng chủ yếu của Romania là EC, Nga, Nhật, Mỹ, Thổ Nhĩ Kỳ, Anh, Đức, Pháp, …
II/ Chính sách phát triển kinh tế Romania
Để đi lên từ nền kinh tế lỗi thời, lạc hậu, Romania đã áp dụng không ít những chính sách kinh tế đúng đắn và kịp thời. Tiêu biểu:
Năm 2018 nhằm giữ vững sự tăng trưởng, ổn định của nền kinh tế Romania, chính phủ nước này đã đưa chỉ thị cắt giảm thuế VAT đối với các ngành kinh doanh dịch vụ như khách sạn, nhà hàng, cung cấp suất ăn, giải trí. Mức thuế được điều chỉnh từ 9% xuống còn 5%
Với vị trí top đầu EU về ngành nông nghiệp, chính phủ Romania đã có nhiều chính sách nhằm tăng sản lượng ngô và lúa. Có những hỗ trợ thiết thực cho người nông dân. Nhưng hiện tại số lượng lao động trong nước không đủ cho các hoạt động sản xuất và chế biến lương thực thực phẩm. Để đảm bảo đủ sản lượng cung cấp thị trường trong nước và quốc tế thì chính phủ đã có chính sách mở cửa cho lao động nước ngoài nhằm thu hút lao động cho ngành nông nghiệp. Điển hình như chi phí thấp, điều kiện đơn giản, người lao động dễ dàng nhận được mức lương hấp dẫn và những chế độ đãi ngộ tốt.
Về công nghiệp các hãng chế tạo ô tô của Rumani như Dacia, Ford Rumani đã đạt doanh số bán hàng kỷ lục lên tới 7 tỷ đô la. Điều này đã khiến chính phủ Rumani đưa ra chính sách vươn tới các thị trường lớn hơn bằng cách nâng cao chất lượng, áp dụng những công nghệ tiên tiến, hiện đại vào ngành công nghiệp.
III/ Chính sách hồi phục nền kinh tế Rumani sau đại dịch Covid 19
Đại dịch Covid-19 ảnh hưởng nghiêm trọng đến nền kinh tế toàn cầu, không riêng mình Romani. Một đất nước có nguồn thu lớn từ xuất khẩu và cảng biển đã bị đưa vào tình trạng kinh tế căng thẳng khi buộc phải dừng nhiều hoạt động thương mại. Để có thể quay trở lại cuộc sống “Bình thường mới” chính phủ Rumani đã có những chính sách khắc phục nền kinh tế sau đại dịch.
- • Khuyến cáo người dân sử dụng các dịch vụ mua sắm online nhằm kích cầu nội địa.
- • Khuyến khích các tổ chức, công ty cho nhân viên làm việc tại nhà. Như vậy vẫn đảm bảo chất lượng công việc đồng thời chấp hành tốt khoảng cách an toàn, sớm đẩy lùi dịch bệnh.
- • Các ngành dịch vụ tập trung vào chăm sóc khách hàng tại nhà.
- • Công nghiệp cần trú trọng nghiên cứu, phát triển các trang, thiết bị y tế, tập trung nhiều hơn cho việc sản xuất nhằm phục vụ nhu cầu nội địa và có thể tìm được cơ hội xuất khẩu trong giai đoạn này.
Như vậy nhìn chung tình hình nền kinh tế Rumani không quá nổi bật trên thị trường thế giới. Nhưng đối với khu vực Đông Âu thì đây vẫn là một điểm sáng kinh tế khá nổi bật. Những chính sách phát triển kinh tế luôn được Romania áp dụng linh hoạt và đúng thời điểm. Đó cũng là một trong những tiền đề giúp Romania tiến xa hơn trong thời gian tới. Mọi thông tin về kinh tế hay đất nước Romania, hoặc những thông tin liên quan đến visa đi Romania, bạn có thể liên hệ ANB Việt Nam để được cập nhật một cách chính xác và nhanh nhất. Đội ngũ tư vấn chuyên nghiệp, nhiều năm kinh nghiệm sẽ không làm bạn thất vọng với nhiều thông tin bổ ích.
08/08/2020.
(Theo anbvietnam.vn)
DQC (st)