Nghị viện Châu Âu hôm thứ Năm đã thông qua báo cáo hàng năm về hoạt động của khu vực Schengen. Nghị quyết nhắc lại quan điểm đã biết của Nghị viện Châu Âu dối với việc Romania và Bulgaria gia nhập khối Schengen. Theo Mediafax, để Romania và Bulgaria gia nhập khối Schengen, cần có sự chấp thuận của Hội Đồng Châu Âu.
Nghị viện châu Âu đã bỏ phiếu một lần nữa cho Romania và Bulgaria gia nhập khối Schengen. Ảnh: GettyImages
Nghị viện Châu Âu đã thông qua vào thứ năm, với 505 phiếu thuận, nghị quyết của họ trong báo cáo hàng năm về hoạt động của khu vực Schengen.
“Đã đến lúc Romania, Bulgaria và Croatia gia nhập Schengen”, Ủy viên Bộ Nội vụ Ylva Johansson cho biết trước cuộc bỏ phiếu tại cơ quan lập pháp Châu Âu.
Gần đây, Ủy ban châu Âu đã đề xuất một chiến lược hướng tới một khu vực Schengen mạnh mẽ linh hoạt hơn và kêu gọi Hội đồng đưa ra quyết định về việc bãi bỏ các quyền kiểm soát đối với Romania, Bulgaria, Croatia và việc hội nhập của họ vào khu vực Schengen.
“Xem xét về những đòi hỏi nhiều lần cho việc áp dụng thực hiện đầy đủ các quy định về quyền lợi và nghĩa vụ của khối Schengen đối với Bulgaria và Romania, Ủy ban Châu Âu kêu gọi Hội đồng Châu Âu tôn trọng cam kết của mình, đưa ra quyết định ngay lập tức bãi bỏ các biện pháp kiểm soát biên giới trên bộ, trên biển và trên không và cho phép các quốc gia này tham gia , với đầy đủ quyền, không gian di chuyển tự do mà không có sự kiểm soát ở biên giới nội bộ.Nghị viện Châu Âu chuẩn bị, khi được Hội đồng tham khảo ý kiến theo điều 4 của Đạo luật gia nhập,để bày tỏ ý kiến rằng Croatia đã áp dụng đầy đủ các quy định về quyền lợi và nghĩa vụ của khối Schengen; cho rằng đoàn kết và trách nhiệm là nghĩa vụ của tất cả mọi người và tương lai của khối Schengen là không bị chia cắt”, báo cáo gửi Nghị viện Châu Âu nêu rõ.
Nghị viện Châu Âu tuyên bố rằng các nước thành viên cần nhanh chóng khôi phục việc di chuyển tự do trong khu vực Schengen.
Romania hoan nghênh nghị quyết được biểu quyết tại Nghị viện Châu Âu
Bộ trưởng Nội vụ Lucian Bode tuyên bố Romania đáp ứng tất cả các điều kiện để gia nhập Schengen và tin tưởng rằng các bước cụ thể sẽ được thực hiện trong thời gian sớm nhất để thông qua quyết định.
Bộ Nội vụ Romania hoan nghênh nghị quyết được Nghị viện Châu Âu biểu quyết sau các cuộc tranh luận trước cuộc bỏ phiếu và một lần nữa nhấn mạnh sự ủng hộ của Nghị viện và Ủy ban châu Âu đối với việc Romania cũng như Bulgaria và Croatia gia nhập vào khối Schengen, yêu cầu mở rộng lãnh thổ Schengen với các quốc gia này.
“Tôi tin tưởng rằng chúng tôi sẽ thực hiện các bước cụ thể hướng tới quyết định gia nhập khối Schengen càng sớm càng tốt. Romania có một vai trò thiết yếu trong cấu trúc an ninh của Liên Minh Châu Âu. Cần một sự cân bằng công bằng giữa nghĩa vụ của mỗi quốc gia thành viên của Liên Minh Châu Âu và các quyền mà quốc gia đó được hưởng. Như các bạn đã biết, Romania đáp ứng tất cả các điều kiện để gia nhập Schengen và tiếp tục duy trì ở mức cao nhất việc thực thi pháp luật của Liên minh”, Lucian Bode, Bộ trưởng Bộ Nội vụ cho biết.
Theo Bộ Nội vụ, Romania luôn luôn duy trì mục tiêu gia nhập khối Schengen và nhắc lại lời kêu gọi thực hiện các bước cụ thể để hoàn thành quá trình này, bằng cách thông qua quyết định gia nhập Schengen càng sớm càng tốt trong năm nay.
Biên tập viên: Liviu Cojan
Parlamentul European a votat din nou pentru intrarea României şi Bulgariei în spaţiul Schengen
Parlamentul European a adoptat joi Raportul anual privind funcţionarea spaţiului Schengen. Rezoluţia reiterează poziţia cunoscută a PE privind aderarea României şi Bulgariei la spaţiul Schengen. Pentru ca România şi Bulgaria să intre în spaţiul Schengen este nevoie de aprobarea Consiliului European, potrivit Mediafax.
Parlamentul European a adoptat, joi, cu 505 voturi pentru, rezoluţia sa referitoare la Raportul anual privind funcţionarea spaţiului Schengen.
„A sosit momentul ca România, Bulgaria şi Croaţia să adere la Schengen”, a declarat comisarul pentru afaceri interne, Ylva Johansson, înainte de votul din plenul legislativului european.
Recent, Comisia Europeană a propus o strategie către un spaţiu Schengen mai puternic şi mai rezilient şi a solicitat Consiliului să ia o decizie cu privire la eliminarea controalelor pentru România, Bulgaria, Croaţia, şi integrarea lor în spaţiul Schengen.
„Luând în calcul numeroasele sale solicitări de aplicare integrală a dispoziţiilor acquis-ului Schengen în Bulgaria şi România, solicită insistent Consiliului să-şi onoreze angajamentul, să ia imediat decizia de a elimina controalele la frontierele interne terestre, maritime şi aeriene şi să permită acestor ţări să se alăture, cu drepturi depline, spaţiului de liberă circulaţie fără controale la frontierele interne; Parlamentul European este pregătit, atunci când este consultat de Consiliu în conformitate cu articolul 4 din Actul de aderare, să-şi exprime opinia cu privire la aplicarea integrală a dispoziţiilor acquis-ului Schengen în Croaţia; consideră că solidaritatea şi responsabilitatea sunt de datoria tuturor şi că viitorul spaţiului Schengen trebuie să fie fără fragmentare”, se arată în raportul prezentat Parlamentului European.
Parlamentul European declară că statele membre ar trebui să restabilească rapid libera circulaţie în spaţiul Schengen
România salută rezoluţia votată în Parlamentul European
Ministrul de Interne Lucian Bode susţine că România îndeplineşte toate condiţiile pentru aderarea la Schengen şi este încrezător că se vor face paşi concreţi cât mai curând pentru adoptarea deciziei.
Ministerul de Interne din România salută rezoluţia votată de Parlamentul European în urma dezbaterilor care au precedat votul şi care au evidenţiat, o dată în plus, sprijinul acestei instituţii şi al Comisiei Europene pentru aderarea României, precum şi a Bulgariei şi Croaţiei, la spaţiul Schengen, solicitând extinderea Schengen cu aceste state.
„Sunt încrezător că vom face paşi concreţi spre adoptarea cât mai curând a deciziei privind aderarea noastră la spaţiul Schengen. România are un rol esenţial în arhitectura de securitate a UE. Este nevoie de un just echilibru între obligaţiile pe care şi le asumă fiecare stat membru UE şi drepturile de care beneficiază. După cum bine ştiţi, România îndeplineşte toate condiţiile pentru aderarea la Schengen şi continuă să menţină la cel mai înalt nivel modul de punere în aplicare a legislaţiei Uniunii”, a declarat Lucian Bode, ministrul de Interne.
Potrivit MAI, România şi-a menţinut permanent obiectivul legat de aderarea la spaţiul Schengen şi a reiterat solicitarea de a se parcurge paşi concreţi spre definitivarea acestui proces, prin adoptarea cât mai rapid a Deciziei privind aderarea la Schengen, în cursul acestui an.
Editor: Liviu Cojan
Bucharest, 08/07/2021.
(Theo digi24.ro)
Người dịch: Lê Đức Hóa
Biên tập và chỉnh sửa: Hoàng Thị Hiền