Lợi ích Tư Thế Vặn Cột Sống
Tên tiếng Việt: Tư thế Vặn Cột Sống
Tên tiếng Anh: Spinal Twist
Tên tiếng Phạn: Bharadvajasana
Tư thế vặn cột sống là tư thế ngồi, có thể thực hiện dễ dàng kể cả với người mới bắt đầu.
Một nhắc nhở nho nhỏ, bạn hãy thực hành Yoga sau bữa ăn tầm 4-5 tiếng để đảm bảo thức ăn được tiêu hóa hết và cung cấp năng lượng cho bạn nhé. Hãy thực hành Yoga vào sáng sớm hoặc chiều tối để được thư giãn tối đa.
Cấp độ: Trung cấp
Loại hình: Hatha Yoga
Thời gian thực hiện: 30-60s
Lặp lại: 1 lần cho mỗi bên
Kéo căng: cột sống, hông, vai và tác động lên thắt lưng.
- 1- Ngồi trên sàn nhà, lưng thẳng, 2 chân bắt chéo. 2 tay bạn đặt cạnh hông
- 2- Điều chỉnh đầu gối về gần hông, giữ ở tư thế mắt cá chân và đùi thư giãn
- 3- Hít vào thật sâu, thẳng lưng. Thở ra xoay vặn thân trên ra sau hết mức có thể sang trái. Tay phải đặt lên sàn, tay trái đặt trên đùi phải
- 4- Đảm bảo mông bạn luôn chạm sàn
- 5- Tư từ hít vào thở ra nhịp nhàng, giữ tư thế lưng thẳng và cảm nhận sự tác động lên hông và thắt lưng trong từng hơi thở
- 6- Đầu bạn nhìn thẳng qua vai, giữ tư thế tầm 30-60s
- 7- Thở ra, từ từ về vị trí trung tâm ban đầu. Điều hòa hơi thở và lặp lại với bên đối diện.
- * Không thực hiện tư thế này nếu bạn đang bị:
- – Tiêu chảy
- – Đau đầu
- – Huyết áp cao hay huyết áp thấp
- – Mất ngủ
- – Đang trong kỳ kinh nguyệt
Nếu bạn là người mới bắt đầu, sẽ khó để điều chỉnh toàn bộ trọng lượng cơ thể về 1 bên vặn xoắn, bạn có thể từ từ tùy theo khả năng, cố gắng duy trì lưng thẳng và giữ mông chạm sàn trong suốt quá trình thực hiện
- 1- Tác động tốt lên hông, cột sống, vai
- 2- Massage các cơ quan nội tạng
- 3- Cải thiện hệ tiêu hóa
- 4- Giảm đau cổ, đau thắt lưng, đau thần kinh tọa
- 5- Giảm căng thẳng và lo âu
- 6- Đây là tư thế tốt cho phụ nữ mang thai ở tam cá nguyệt thứ 2, giúp tăng cường sức khỏe thắt lưng. Hãy thực hiện dưới sự chỉ dẫn của bác sĩ và giáo viên hướng dẫn
- 7- Tư thế này cũng giúp giảm các triệu chứng đau ống cổ tay.
(Nguồn: yogalovers)
DQC (st)