Sức khỏe - Làm đẹp

SKLĐ – Yoga: Tư Thế Góc Cố Định Nằm Ngửa-Supta Baddha Konasana

8:31 chiều | 09/06/2012

 

Lợi ích Tư Thế Góc Cố Định Nằm Ngửa

Tên tiếng Việt: Tư thế Góc Cố Định Nằm Ngửa

Tên tiếng Anh: Reclining Bound Angle Pose – Cobbler Pose

Tên tiếng Phạn: Supta Baddha Konasana

 

 

Đây là tư thế giúp bạn thư giãn sâu. Giúp cho cơ thể bạn phục hồi, đồng thời cũng giúp mở rộng hông. Tư thế góc cố định nằm ngửa là tư thế cơ bản, bất cứ ai cũng có thể tập.

  
 
  
 

Bạn nên thực hành tư thế này vào buổi sáng sớm. Trong trường hợp bạn không thể tập vào buổi sáng, buổi tối cũng rất tốt.

Hãy chắc chắn là bạn thực hành tư thế sau bữa ăn ít nhất 4 tiếng để đảm bảo không tổn hại đến dạ dày.

 

Cấp độ: Cơ bản

Loại hình: Vinyasa

Thời gian thực hiện: 30-60s

Tác động lên: đùi, đầu gối, lưng, hệ tiêu hóa, hệ tuần hoàn

 

 
Cách thực hiện Tư Thế Góc Cố Định Nằm Ngửa
 
  1. 1- Nằm ngửa trên sàn, sau đó từ từ gập đầu gối, đưa hai bàn chân lại gần nhau tạo thành 1 góc cố định trên sàn. Cố gắng đưa gót chân hướng gần về phía háng.
  2. 2- Hai lòng bàn tay bạn đặt gần hông và áp xuống sàn
  3. 3- Thở ra, đảm bảo rằng các cơ bụng dưới của bạn siết lại, cảm nhận sự căng giãn ở lưng dưới và sự ổn định của cột sống. Giữ tư thế
  4. 4- Thở ra nhẹ nhàng và hít vào, mở rộng đầu gối, cảm nhận sự căng ở đùi trong.
  5. 5- Thư giãn toàn bộ cột sống, vai, cổ
  6. 6- Giữ tư thế tầm 1 phút, thở sâu và chậm
  7. 7- Cuối cùng thở ra, ấn mạnh lưng dưới và đầu gối xuống sàn cho lần căng cơ cuối. Sau đó thả lỏng đầu gối, từ từ trở lại tư thế nằm ban đầu

 

* Chú ý: Bạn cũng có thể ngửa lỏng bàn tay lên để có tư thế thả lỏng hoàn toàn.

 

 

 

 

Lưu ý và Chống chỉ định khi thực hiện Tư Thế Góc Cố Định Nằm Ngửa
 
  1. 1- Tránh thực hiên tư thế này nếu bạn gặp các vấn đề sau:
  2. – Chấn thương đầu gối
  3. – Chấn thương háng
  4. – Đau lưng dưới
  5. – Chấn thương vai
  6. – Chấn thương hông
  1. 2- Phụ nữ có thai khi thực hiện tư thế này cần có sự giám sát của người hướng dẫn.
  2. 3- Phụ nữ sau sinh cần tránh tư thế này ít nhất 8 tuần, khi các cơ ở vùng xương chậu đã cố định lại bình thường

 

Nếu bạn là người mới bắt đầu, bạn có thể cảm thấy hơi căng và đau ở vùng háng và đùi trong khi thực hiện tư thế này. Để cải thiện, bạn hãy nhẹ nhàng nâng bàn chân lên một chút so với sàn cho đến khi bạn cảm thấy thoải mái.

Để thực hiện tư thế này ở cấp độ cao hơn, bạn có thể nâng cao vùng xương chậu lên khỏi sàn. Nếu bạn đủ lực nhấn mạnh chân xuống sàn, hông bạn sẽ tự động nâng lên khỏi sàn. Bạn cũng có thể đặt 1 chiếc gối/gạch dưới vùng xương chậu để hỗ trợ. Hãy dùng lực ấn mạnh đầu gối và bàn chân xuống sàn.

 

 

Tác dụng của Tư Thế Góc Cố Định Nằm Ngửa
 
  1. 1- Thực hiện tư thế này thường xuyên sẽ tác động rất tốt tới các cơ quan kinh sản, thận và bàng quang
  2. 2- Tư thế này cũng giúp điều hòa nhịp tim, cải thiện tuần hoàn máu
  3. 3- Giúp căng cơ háng, đùi trong, đầu gối
  4. 4- Giúp giảm căng thẳng mệt mỏi, xoa dịu tâm trí
  5. 5- Giảm căng cơ và giúp bạn cải thiện mệt mỏi và mất ngủ
  6. 6- Tái tạo năng lượng cho cơ thể
  7. 7- Giảm đau đầu
  8. 8- Giúp mở rộng và làm linh hoạt vùng hông.

 

 

Tư thế góc cố định nằm ngửa là tư thế thực sự tuyệt vời, nó sẽ giúp bạn cảm thấy thoải mái như tận hưởng kỳ nghỉ. Bạn sẽ được thư giãn, và trong thoáng chốc, cơ thể bạn sẽ như được làm dịu mát

Tư thế góc cố định nằm ngửa còn giúp cơ thể bạn, đặc biệt là phần đùi trong căng siết. Điều này sẽ giúp máu lưu thông tốt hơn ở vùng bụng dưới và dó đó sẽ tác động tốt lên hệ tiêu hóa. Trong tư thế này, ngực và vai bạn cũng mở rộng và linh hoạt hơn.

 

 

09/06/2012.
(Nguồn: yogalovers)
DQC (st)

 

 

 

 

 

Liên kết website