Sự kết hợp một số loại thực phẩm khi nấu nướng sẽ giúp tăng cường dinh dưỡng cũng như tạo ra những hương vị mới lạ cho các món ăn.
Dưới đây là một số ví dụ:
- 1. Cá và đậu phụ
Tác dụng: Bổ sung canxi, điều hoà tim mạch, tốt cho bệnh nhân tiểu đường và những người mắc bệnh về xường khớp, nhất là bệnh còi xương ở trẻ nhỏ.
Lý do: Đậu phụ chứa nhiều canxi. Nếu chỉ ăn đơn lẻ loại thực phẩm này, tỉ lệ canxi được hấp thu vào cơ thể sẽ rất thấp. Cá rất giàu vitamin D. Kết hợp 2 loại thực phẩm này trong chế biến món ăn sẽ tăng cường khả năng hấp thu canxi của cơ thể.
- 2. Gan lợn và rau bina
Tác dụng: Ngừa thiếu máu.
Lý do: Gan lợn rất giàu vitamin B12, rau bina chứa nhiều sắt và các nguyên tố vi lượng. Các vitamin và khoáng chất của 2 loại thực phẩm trên không thể thiếu cho quá trình sản sinh hồng cầu và tạo máu cho cơ thể.
- 3. Thịt dê và gừng tươi
Tác dụng : Trị chứng phong hàn, các bệnh như đau lưng, đau xương khớp khi thời tiết lạnh.
Lý do : Thịt dê có vị ngọt, tính nóng, bổ thận và tăng cường khí huyết. Khi kết hợp với vị cay nóng của gừng tươi sẽ càng làm tăng tác dụng sưởi ấm cơ thể cũng như phòng cảm mạo.
- 4. Thịt gà và hạt dẻ
Tác dụng: Bổ máu.
Lý do: Hạt dẻ giúp bổ tì. Thịt gà tốt cho máu. Các món ăn chế biến từ thịt gà và hạt dẻ là sự lựa chọn số 1 cho sản phụ hay những người bị thiếu máu.
- 5. Thịt vịt và củ từ
Tác dụng : Bổ phổi, đặc biệt tốt cho những người có thể trạng yếu hoặc suy nhược cơ thể.
Lý do : Thịt vịt có tính mát, giúp giải độc. Củ từ có tác dụng bổ âm, lưu thông khí huyết. 2 loại thực phẩm này còn giúp “tiêu” mỡ và trong chất béo trong một số món ăn khác.
- 6. Thịt nạc và tỏi
Tác dụng : Tăng cường tuần hoàn máu, giảm mệt mỏi.
Lý do : Các chất chống oxi hoá có trong tỏi sẽ thúc đẩy quá trình phân tách tách phần vitamin B1 của thịt nạc, từ đó có thể kéo dài “tuổi thọ” của loại vitamin này trong cơ thể giúp tăng cường tuần hoàn máu, giảm mệt mỏi.
- 7. Tỏi với cá
Bản thân cá là một thực phẩm kết hợp nhiều thành phần dinh dưỡng có thể bổ trợ cho nhau. Ví dụ, các khoáng chất sắt, kẽm, đồng, i ốt, selen trong cá giúp tăng hiệu quả của các chất kháng viêm và làm giảm cholesterol của dầu cá như EPA, DHA. Nhưng theo nghiên cứu của Đại học Guelph (Canada), chế biến cá với tỏi còn giúp làm giảm hơn nữa hàm lượng cholesterol.
- 8. Đồ biển và hạt vừng
Tác dụng: Dưỡng da, đẩy lùi lão hoá.
Lý do: Hạt vừng chứa nhiều tinh dầu, các loại vitaminA, E và các chất chống oxi hoá, tốt cho da. Ngoài ra hạt vừng còn không chứa cholesterol nên rất có lợi cho hệ tim mạch. Các món ăn chế biến từ đồ biển giàu iốt và canxi, ngăn ngừa sự lão hoá xương.
- 9. Trứng với nước cam
Các loại rau như chân vịt, đậu Hà Lan… và lòng đỏ trứng rất giàu chất sắt. Nhưng đây là chất sắt nonheme, khác với chất sắt heme có trong thịt, hải sản. Chất sắt nonheme rất tốt cho sức khoẻ, nhưng cơ thể chỉ hấp thụ được 2 – 3% loại chất sắt này. Để tăng khả năng hấp thụ chất sắt nonheme, nên phối hợp các thực phẩm chứa thành phần này với vitamin C. Theo chuyên gia dinh dưỡng Elaine Magee, bữa sáng với trứng ốp la và nước cam là công thức lý tưởng, giúp tăng gấp 6 lần lượng sắt nonheme vào máu. Cũng có thể dựa trên nguyên tắc này để phối hợp các thực phẩm khác như đậu phụ với bông cải xanh, rau chân vịt với cà chua.
- 10. Rượu vang đỏ và đậu phộng
Tác dụng: Tốt cho tim
Lý do: Cũng giống như hạt vừng, đậu phộng (lạc) chứa nhiều tinh dầu và các thực vật hoàn toàn không gây hại cho tim mạch. Rượu vang đỏ cung cấp một lượng lớn chất polyphenol có tác dụng ngăn ngừa các bệnh về tim cũng như các bệnh về tuần hoàn trong cơ thể.
- 11. Rượu vang đỏ – vitamin E
Tác dụng: Khỏe tim, chống ung thư
Sự kết hợp giữa chất resveratrol trong rượu vang đỏ với vitamin E có thể tăng hiệu quả chống oxy hóa và làm giãn mạch máu giúp máu lưu thông đồng thời giảm thiểu tổn hại của các gốc tự do trong mạch máu. Hai quá trình này tốt cho tim của chúng ta và có thể kiềm chế sự phát triển của một số tế bào ung thư. Vitamin E có nhiều trong súp lơ, dầu đậu nành, bơ đậu phộng, xoài, quả kiwi. Theo công thức này, một thức uống lạ miệng nhưng rất có lợi cho sức khỏe là rượu vang đỏ uống kèm với nước xoài và quả kiwi.
- 12. Sữa chua – Inulin
Tác dụng: Khỏe xương và tiêu hóa
Chất hóa học Inulin giúp đẩy nhanh sự phát triển của các vi sinh vật có lợi trong sữa chua và tăng cường sự hấp thụ canxi trong ruột. Rất nhiều sản phẩm, trong đó có sữa chua có thể bổ sung thêm chất inulin còn trong tự nhiên, Inluin có trong tỏi, a-ti-sô, hành, chuối, mầm lúa mì… Vì thế, khi ăn sữa chua có thể ăn kèm chuối cắt lát hay nhánh tỏi, hành.
- 13. Chuối với sữa chua
Chuối chứa nhiều inulin, một cacbon hydrat mà vi khuẩn đường ruột có thể sử dụng làm thức ăn. Nói cách khác, chuối đóng vai trò probiotic, kích thích các probiotic trong sữa chua bám trụ và phát triển ở ruột. Chuối còn tăng khả năng hấp thụ canxi từ sữa.
- 14. Sữa chua – mật ong
Tác dụng: Tốt cho tiêu hóa
Chất đường tự nhiên có trong mật ong hỗ trợ sự phát triển của các men vi sinh khỏe mạnh của sữa chua, các chuyên gia của Đại học bang Michigan cho hay. Vì thế, khi kết hợp với nhau, món ăn này tăng cường hệ miễn dịch, cải thiện sức khỏe của cơ quan tiêu hóa, giảm một số trục trặc như chứng táo bón chẳng hạn.
- 15. Rau cải kết hợp với tỏi
Tác dụng: Giúp xương chắc khỏe hơn
Trong rau cải chứa nhiều canxi, khoáng chất thiết yếu củng cố sức mạnh của xương, trong khi tỏi lại có inulin, một loại hợp chất tự nhiên có thể khiến tỷ lệ hấp thu canxi của chúng ta tăng lên 18%.
- 16. Măng tây chế biến với chanh
Tác dụng: Rất tốt cho não
Măng tây chứa dồi dào chất sắt. Nhưng để cơ thể có thể hấp thu hết chất sắt trong măng tây, cần có sự hiện diện của axit trong hệ tiêu hóa. Chanh là loại thực phẩm chứa nhiều vitamin C, có tác dụng giúp khả hăng hấp thu chất sắt của cơ thể tăng lên sáu lần.
- 17. Rau diếp kết hợp với quả bơ
Tác dụng: Giúp bảo vệ thị lực
Chất béo có trong quả bơ là loại chất béo có lợi, có thể làm cho quá trình hấp thu các chất dinh dưỡng quan trọng trong cơ thể tăng lên 15 lần, đặc biệt là các loại dưỡng chất có khả năng đối kháng với bệnh tật. Người có thói quen ăn các món salad trộn quả bơ với rau diếp, cà rốt và rau spinach thì cơ thể sẽ hấp thu được lutein cao hơn gấp năm lần. Hợp chất này giúp chống lại sự xuất hiện của những đốm đen gây thoái hóa thị giác.
- 18. Cà chua với bông cải xanh (súp lơ xanh)
Cà chua và bông cải xanh đều có khả năng phòng ngừa ung thư. Nhưng theo nghiên cứu của Đại học Illinois, ăn phối hợp cả hai loại rau này sẽ cho hiệu quả cao hơn nhiều so với chỉ ăn một thứ. Bông cải xanh kết hợp với cà chua làm giảm đáng kể sự phát triển khối u tuyến tiền liệt ở chuột thí nghiệm. Khi chế biến cà chua nên để cả vỏ vì 98% flavonols và một lượng lớn carotenoid có lợi trong cà chua nằm ở vỏ. Cà chua nấu chín với một chút dầu ăn sẽ giúp cơ thể dễ hấp thụ các chất này hơn.
- 19. Cà chua – súp lơ
Tác dụng: Chống ung thư
Một nghiên cứu của Đại học Illinois, Hoa Kỳ phát hiện nam giới dùng khẩu phần ăn có chứa cà chua và súp lơ ít nhất 3 lần mỗi tuần có thể giảm nguy cơ phát triển ung thư tiền liệt tuyến đến 30%, trong khi hiệu quả về mặt phòng chống các loại bệnh ung thư khác đang được chứng minh. Các chất chống oxy hóa hay chức năng tự bảo vệ của tế bào của loại thực phẩm này sẽ được tăng cường nhờ sức mạnh của thực phẩm kia.
- 20. Cà chua – dầu ăn
Tác dụng: Ngừa bệnh tim
Carotenoid có chứa rất nhiều chất chống oxy hóa bảo vệ tim, chúng phổ biến ở nhiều loại rau quả đủ màu sắc. Một món salat trộn, ví như rất đơn giản là cà chua, thêm một chút dầu ôliu sẽ tăng cường khả năng chống ung thư. Chính chất béo kết hợp với chất carotenoid giúp hấp thụ carotene, ngăn chặn các gốc tự do, giúp các bộ phận cơ thể thực hiện đầy đủ chức năng cũng như có lợi cho quá trình chống ung thư và bệnh tim.
- 21. Nước ép cà chua và chanh
Tác dụng: Bảo vệ làn da trước nguy cơ bị lão hóa
Theo tạp chí Journal Nutrition, mỗi ngày tiêu thụ khoảng 160g nước ép cà chua sẽ làm giảm 40% nguy cơ bị nám da. Loại nước ép này nếu được pha thêm một ít nước cốt chanh sẽ cung cấp cho cơ thể hợp chất hóa học d-limonene, một chất chống oxy hóa cực mạnh, có tác dụng làm giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư.
- 22. Salad với quả bơ
Nghiên cứu của Đại học bang Ohio cho thấy, những người ăn salad từ xà lách, rau chân vịt, cà rốt với 3 thìa canh quả bơ xắt nhỏ hấp thụ alpha-caroten gấp 8,3 lần, beta-caroten gấp 13,6 lần và lutein gấp 4,3 lần so với chỉ ăn salad bằng các loại rau củ trên mà không kèm quả bơ. Các nhà khoa học cho rằng, chất béo có lợi trong quả bơ giúp tăng khả năng hấp thụ các carotenoid hòa tan trong chất béo. Có thể thay quả bơ bằng các nguồn chất béo khác như dầu ôliu, pho mát, xốt salad (dressing). Đây là các món ăn rất tốt cho mắt.
- 23. Đậu quả – ớt ngọt
Tác dụng: Tăng miễn dịch
Các loại đậu quả là nguồn thực phẩm dồi dào chất sắt, nhưng nếu chỉ dùng riêng chúng, người ta chỉ có thể hấp thụ được 2% lượng sắt này. Do sắt có cấu trúc phân tử đặc biệt nên khó có thể đưa vào trong cơ thể, Giáo sư, Tiến sỹ Carol Johnston, chuyên gia dinh dưỡng của Đại học bang Arizona phân tích. Để tăng giá trị về mặt dinh dưỡng, hãy ăn đậu kèm với thực phẩm giàu vitamin C như ớt ngọt chẳng hạn.
Khi đó, vitamin C sẽ vô hiệu hóa nguyên tử sắt khiến cho chất khoáng này dễ dàng tìm đường vào trong dòng máu, giúp cơ thể sản xuất tế bào hồng cầu, tăng cường hệ miễn dịch. Trong công thức sắt – vitamin C này, có thể tìm thấy sắt trong một số loại ngũ cốc, đậu quả, còn vitamin C rất nhiều trong cam, nho, xoài, dâu tây, cà chua…
- 24. Cải thảo – đậu quả
Tác dụng: Chống loãng xương
Theo các nhà khoa học tại trường Y Baylor ở Houston, Mỹ, những loại rau dạng rễ chùm như cải thảo có thể giúp cơ thể hấp thụ canxi. Mặc dù không rõ nguyên nhân tại sao nhưng nếu biết kết hợp với các loại rau giàu canxi khác như đậu quả chẳng hạn có thể giúp ngăn ngừa bệnh loãng xương.
- 25. Cà rốt đi kèm sốt mayonaise
Tác dụng: Giúp ngăn ngừa hiện tượng giảm năng lượng
Theo chuyên gia dinh dưỡng Cynthia Sass, sự kết hợp giữa chất xơ, carbon-hydrat trong cà rốt và chất béo protein trong sốt sẽ làm gia tăng hàm lượng đường trong máu, khiến tế bào não “thức tỉnh”, giúp các cơ quan khác của cơ thể hoạt động hiệu quả hơn.
- 26. Táo với nho
Táo chứa nhiều quercetin, còn nho giàu catechin. Theo nghiên cứu của Đại học Quốc gia Singapore, phối hợp hai thực phẩm này giúp tiểu cầu bớt dính nên ít tụ lại với nhau để làm nghẽn mạch, từ đó giảm nguy cơ tim mạch. Cũng có thể kết hợp các thực phẩm giàu quercetin khác như quả mâm xôi, hành tây… với các thực phẩm giàu catechin như vang đỏ, trà xanh, trà đen.
- 27. Nghệ và tiêu đen
Nghệ là một loại gia vị kỳ diệu của phương Đông. Hoạt chất curcumin trong nghệ có tác dụng ngăn ngừa ung thư, kháng viêm. Tuy nhiên, curcumin là chất khó hấp thụ. Để giải quyết vấn đề này, có thể dùng nghệ với tiêu đen. Thành phần piperine trong tiêu đen giúp tăng khả năng hấp thụ curcumin của cơ thể. Nghiên cứu ban đầu do Đại học Michigan công bố cho thấy, hỗn hợp nghệ – tiêu đen có tác dụng mạnh gấp 20 lần so với từng chất riêng lẻ trong việc ngăn chặn ung thư vú.
- 28. Hạt tiêu – Trà xanh
Tác dụng: Khỏe tim
Theo các nghiên cứu của Đại học Rutgers, dùng đồ ăn có rắc chút hạt tiêu cùng với trà sẽ tăng cường đáng kể sức đề kháng và giúp cho một trái tim khỏe mạnh. Lời khuyên là nên dùng trà xanh vào mỗi bữa ăn, có thể thêm hạt tiêu để tăng hương vị cho món ăn.
- 29. Trà xanh – vitamin C
Tác dụng: Chống ung thư, đột quỵ
Nước trà xanh bổ sung vitamin C giúp cho giữ được chất chống oxy hóa trong lá chè sau khi tiêu hóa. Có thể vitamin C tập trung catechin – dạng chất có lợi nhất của trà xanh để cơ thể hấp thụ, từ đó giảm nguy cơ ung thư, đau tim và đột quỵ. Để kết hợp chúng, hương vị được nhiều người ưa thích là trà chanh hay trà xanh pha một chút nước ép nho.
18/08/2012
(Theo SKĐS)
DQC (st)