Sức khỏe - Làm đẹp

SKLĐ – Bàn về sức khỏe người cao tuổi

9:36 chiều | 08/04/2013

 

Trích bài nói chuyện của bác sĩ Trung Quốc, Hồng Chiêu Quang, về các bệnh tim mạch đối với người cao tuổi.

 

 

Bác sĩ Hồng Chiêu Quang là Phó Chủ nhiệm, ủy viên tư vấn, chuyên gia tim mạch của Bộ Y tế TrungQuốc. Ông có những nhận xét sâu sắc về sức khỏe con người. Xin giới thiệu bài nói chuyện của bác sĩ vềcác bệnh tim mạch đối với người cao tuổi.

Các nhà khoa học của chúng ta thường nhắc đến một câu: người cao tuổi cần chú ý “3 cái 1/2 phút” và “3 cái 1/2 giờ“. Làm được hai câu trên không tốn một xu mà lại cứu được nhiều người khỏi chết đột ngột. Vì sao họ chết quá đột ngột như vậy? Vì ban đêm họ đi tiểu tiện quá nhanh làm cho máu bị thiếu máu, chóng mặt mà bị ngã, thậm chí làm chi tim ngừng hoạt động và não bị chết luôn.

– Thực hiện “3 cái 1/2 phút” tức là: khi muốn dậy thì nằm thêm 1/2 phút, khi đã ngồi dậy cần phải ngồi 1/2 phút và khi đã bỏ chân xuống giường cần phải chờ thêm 1/2 phút nữa mới từ từ đứng dậy để đi vệ sinh. Nhờ vậy tránh được hiện tượng não bị thiếu máu lại vừa bảo vệ được tim không phải co bóp quá sức, tránh được nguy cơ tai biến mạch máu não, bị đột truỵ tim dẫn đến tử vong.

– Còn “3 cái 1/2 giờ” là gì ? tức là sáng ngủ dậy đi bộ hoặc tập thái cực quyền, dưỡng sinh 1/2 giờ; buổi trưa nằm ngủ trưa 1/2 giờ; đến buổi tối lại dành 1/2 giờ đi bộ nhẹ nhàng để có thể có một giấc ngủ ngon.

Chúng ta nhận thức một cách đầy đủ rằng bây giờ có nhiều loại bệnh xét đến cùng là do phương thức sinh hoạt không văn minh tạo ra, nếu như chúng ta kiên trì lối sống văn minh thì có thể không mắc bệnh, ít mắc bệnh.

Khái quát lại chỉ có một câu, 16 chữ “Thức ăn phù hợp, vận động vừa sức, bỏ thuốc, bớt rượu, cân bằng tâm trạng“.

Với câu 16 chữ này có thể làm giảm 55% người mắc bệnh cao huyết áp, xuất huyết não, giảm 75% bệnh nhồi máu cơ tim, 50% bệnh tháo đường, 1/3 bệnh ung thư và bình quân kéo dài tuổi thọ 10 năm trở lên mà không phải tốn thêm bao nhiêu tiền, do đó cách giữ gìn sức khỏe hàng ngày thực đơn giản mà hiệu quả thì vô cùng to lớn.

 

Hiểu thế nào về 16 chữ “Thức ăn phù hợp, vận động vừa sức, bỏ thuốc, bớt rượu, cân bằng tâm trạng”:

 

1 – Trước hết, ta nói về hòn đá tảng đầu tiên của sức khỏe – thức ăn phù hợp.

Ai cũng cần phải ăn mới sống được. Dùng thức ăn phù hợp làm ta không quá béo cũng không quá gầy, lượng mỡ trong máu không cao cũng không thấp, máu không quá đặc mà cũng không quá loãng.

Chế độ ăn phù hợp cũng có thể khái quát thành 2 câu 10 chữ: 
– Câu thứ nhất là: 1, 2, 3, 4, 5. 
– Câu thứ hai là: đỏ, vàng, xanh, trắng, đen.

Thực hiện được như vậy chúng ta sẽ có chế độ ăn rất có lợi cho sức khỏe, giảm bệnh mà không cần tốn nhiều tiền.

a/ Hiểu về câu thứ nhất: 1, 2, 3, 4, 5.

– Thế nào là 1: Mỗi ngày uống 1 túi sữa: 100-200ml.

– Thế nào là 2: Mỗi ngày bạn chỉ ăn 200g chất bột.

– Thế nào là 3: Chỉ ăn 3 phần albumin (chất do thịt và trứng cung cấp, nên hạn chế ăn bằng 1/3 lượng bình thường).

– Thế nào là 4:

Đó là 4 câu 4 chữ sau đây: có thô có mềm, không ngọt không mặn, ngày 4-5 bữa ăn, ăn vừa 70 đến 80%.

Cụ thể là nên ăn cơm gạo lứt, ngô bung, khoai lang luộc, mỗi tuần 1-2 bữa cháo loãng. Nên ăn thêm 1-2 bữa phụ hằng ngày.

– Thé nào là 5: Mỗi ngày ăn chừng 500g rau xanh và quả chín.

b/ Hiểu về câu thứ 2 là đỏ, vàng, xanh, trắng, đen.

– Đỏ: tức là mỗi ngày ăn sống một quả cà chua chín, đặc biệt là đối với nam giới cao tuổi. Bởi vì chỉ 1 quả cà chua 1 ngày có thể phòng tránh được gần 1/2 bệnh tiền liệt tuyến (viêm hoặc ung thư), khoai lang đỏ cũng có tác dụng tương tự. Ngoài ra, rượu nho đỏ, rượu nếp cẩm (có mầu đỏ tím), cứ uống mỗi ngày 50-100 ml có thể phòng chống bệnh xơ cứng động mạch (nhưng rượu uống quá liều lượng thì không nên). Nếu ai tính tình trầm mặc hay phiền muộn nên ăn 1 quả ớt chín đỏ mỗi ngày cũng rất tốt (nhưng không nên ăn ớt quá cay).

– Vàng: Là nên ăn củ có mầu vàng. Qua nghiên cứu chúng tôi thấy giá trị dinh dưỡng của bữa ăn Trung Quốc rất phong phú, nhưng có thiếu vitamin A và canxi. Thiếu hai chất này trẻ con thường bị phát sốt cao, cảm mạo, viêm amidan, trung niên dễ mắc ung thư, người cao tuổi thường bị đau xương, mờ mắt. Vitamin A thường có nhiều trong cà rốt, dưa hấu, khoai lang đỏ, bí ngô, ngô hạt, ớt mầu đỏ hay nói chung là các loại rau quả có mầu vàng, mầu đỏ (gấc, đu đủ, chuối tiêu, rau rền đỏ, củ cải đỏ).

– Xanh: Là chè xanh, chúng ta đang dùng nhiều loai chè để uống nhưng nhấn mạnh chè xanh là tốt nhất, nếu chè xanh tươi càng tốt, nhưng đừng uống quá nhiều, quá đậm đặc.

– Trắng: Là bột yến mạch (được nghiền ra từ lúa mạch). Có người Anh bị mỡ trong máu cao nhưng không dùng thuốc mỗi sáng ngày nào cũng ăn cháo yến mạch hoặc bánh làm bằng bột yến mạch.

– Đen: Đó là mộc nhĩ đen. Người ta đã khẳng định qua các công trình nghiên cứu khoa học rằng ăn mộc nhĩ làm giảm được độ dính của máu. Do đó ngăn chặn được tắc mạch máu hoặc vỡ mạch máu ở người cao huyết áp, hạn chế được tai biến nhồi máu cơ tim. Ở mức bình thường, mộc nhĩ giúp cho máu lưu thông toàn thân và lên não đầy đủ hơn nên duy trì được trí nhớ tốt hơn và vận hành tốt hơn cho các bộ phận, các giác quan của cơ thể.

Như vậy, ăn mộc nhĩ đen, mỗi ngày 5-10g có tác dụng làm tan mỡ và cặn bã trong máu làm cho máu lưu thông dễ dàng trong mạch, cho nên phòng và chữa được nhiều bệnh nan y về tim mạch (người biên dịch thêm đậu đen, vừng đen, nếp cẩm tím, quả táo mầu đen… cũng đều là những thức ăn bổ dưỡng mà người cao tuổi nên dùng thường xuyên rất có lợi).

Tóm lại: Về vấn đề “thức ăn thích hợp” được gói gọn trong mười chữ: một, hai, ba, bốn, năm, đỏ, vàng, xanh, trắng, đen.

 

2 – Tiếp theo nói về hòn đá thứ hai của sức khỏe: “Vận động vừa sức”.

Vận động cũng là yếu tố vô cùng quan trọng của sức khỏe. Hypôcrat, tổ sư của nền y học cách đây hơn 2.400 năm đã nói một câu được truyền cho đến hôm nay là “ánh nắng mặt trời, không khí, nước và sự vận động là nguồn gốc của sự sống và của sức khỏe”. Ai muốn sống và sống khỏe mạnh đều không thể thiếu 1 trong 4 thứ đó. Điều đó chứng tỏ rằng sự vận động cũng quan trọng như không khí, như ánh nắng…

Khoa học tổng kết là đi bộ là cách tập luyện tốt nhất làm cho động mạch biến từ cứng thành mềm, đồng thời làm giảm lượng mỡ và các lượng mỡ trong máu. Các môn thể thao có thể gây nguy hiểm nếu vận động quá sức, nhưng đi bộ chỉ tăng tải từ từ đến dễ khống chế, điều chỉnh. Vì vậy, đi bộ là môn luyện tập thích hợp nhất cho người già, nhất là cho những ai mắc bệnh tim.

Ngoài “Đi bộ” ra cần phải giới thiệu đến “Thái cực quyền” cũng là một loại vận động thích hợp cho người cao tuổi. Đặc điểm của thái cực quyền là “trong nhu có cương”, “âm dương kết hợp”. Nó có thể cải thiện hệ thống thần kinh, nâng cao được công năng cân bằng trong sự vận động của cơ thể, giúp cho người già không bị ngã rất nguy hiểm trong khi đi lại do gân cốt của họ đã bị mềm yếu và phản xạ của họ trở nên chậm chạp. Các nước phương Tây hết sức khâm phục trí tuệ dưỡng sinh uyên thâm của người phương Đông thông qua bài thái cực quyền này. Người Mỹ đã tiến hành nhiều thí nghiệm khoa học để khẳng định tác dụng ưu việt của bài tập thái cực quyền – một báu vật về dưỡng sinh của người Trung Quốc. Tất nhiên, khi tập thái cực quyền cần phải được hướng dẫn tập công phu hơn nhiều, còn đi bộ, kể cả khí công đi bộ thì lại rất dễ thực hành, đối với tất cả mọi người.

 

3 – Hòn đá tảng thứ ba của sức khỏe là “Cai thuốc lá, giảm rượu”.

Về vấn đề này, thiết nghĩ không cần phải nói nhiều hơn.

 

4 – Hòn đá tảng thứ tư của sức khỏe là “Cân bằng tâm lý”.

Cần thực hiện 4 câu:

– Hãy quên đi quá khứ 
– Không nên câu nệ hiện tại
-Tận hưởng cái sung sướng có được ngày hôm nay
– Nhìn tương lai bằng con mắt lạc quan yêu đời.

Cần phải giữ cho mình 3 trạng thái vui vẻ chân chính, đó là:

– Vui vì được giúp đỡ cho người khác 
– Vui vì mình đã đạt được sự hiểu biết như hôm nay 
– Vui vì mình đã được đãi ngộ vật chất và tinh thần như hôm nay.

Chúng ta cần khẳng định 4 điều “nhất” sau đây:

– Chính mình là bác sĩ tốt nhất cho mình, 
– Thời gian là thuốc trị bệnh tốt nhất, 
– Điều kiện tốt nhất cho sức khỏe là tâm trạng yên tĩnh, 
– Các vận động tốt nhất là đi bộ hằng ngày.

Cuối cùng có thể dùng 4, 5 câu khái quát là: “1 trung tâm, 2 điều cơ bản, 3 tác phong lớn, 8 điều cần lưu”

– “Một trung tâm” tức là coi sức khỏe là trung tâm, có sức khỏe là có tất cả, thiếu sức khỏe thì mọi ý tưởng dù hay đến mấy cũng đều vô ích mà thôi. Thế kỷ XXI là thế kỷ lấy sức khỏe làm trung tâm là như vậy.

– “Hai điều cơ bản” tức là đối với việc nhỏ cần phải mơ hồ một chút (nghĩa là một chút phớt lờ, đại khái, bỏ qua những việc nhỏ nhặt, nhưng lại rất tỉnh táo, có nguyên tắc đối với việc lớn).

Điểm thứ hai là duy trì thái độ rộng lượng, thoải mái, tự nhiên đối với mọi người, mọi việc (nghĩa là cần tránh hẹp hòi, giả dối, khách sáo, gò bó).

– “Ba tác phong lớn” là lấy việc giúp người làm vui, lấy việc hiểu biết làm vui, vừa lòng với điều kiện sống hiện có. Từ đó mà luôn cảm thấy vui vẻ, yêu đời.

– “Tám điều cần lưu ý” là : 4 nền tảng, 4 thứ tốt nhất.

Trong đó “4 nền tảng” tức là bác sĩ tốt nhất là chính mình, thuốc tốt nhất là thời gian, tâm tính tốt nhất là yên tĩnh, vận động tốt nhất là đi bộ (như đã nói ở trên).

Nếu chúng ta biết sống theo cách như vậy thì bệnh tật sẽ ít, mỗi chúng ta đều có thể mạnh khỏe đến 120 tuổi. Khỏe mạnh để hưởng thụ, mỗi ngày hiện tại khỏe mạnh làm cho mình hạnh phúc, cho gia đình mình hạnh phúc, làm cho xã hội cũng được hãnh diện.

 

 

08/04/2013.
DQC (st)

 

 

 

 

 

Liên kết website