Kiến thức - Kinh doanh

KT&KD – Bài phát biểu lay động của thủ tướng Bhutan

9:49 chiều | 04/05/2016

 

Người lãnh đạo quốc gia hạnh phúc nhất thế giới đã mang đến một câu chuyện sâu sắc về biến đổi khí hậu và những vấn đề mà quốc gia nhỏ bé này đang phải chống đỡ.

 

 

Thủ tướng Tshering Tobgay mặc “gho” trong trang phục truyền thống của Bhutan.

 

Xuất hiện trong TED – chương trình phi lợi nhuận với những câu chuyện truyền cảm hứng từ những con người thành công trên toàn thế giới, Thủ tướng Bhutan Tshering Tobgay đã có những chia sẻ cảm động về vấn đề biến đổi khí hậu ở quốc gia mình. Bhutan nằm trên dãy Himalaya vùng Nam Á, được bao trọn xung quanh bởi núi rừng trùng điệp. Nơi đây còn nghèo khó, lạc hậu nhưng được cả thế giới ngưỡng mộ bởi những con người hiền lành, sống chan hòa với thiên nhiên và hạnh phúc nhất thế giới. 

 

 

Bhutan là quốc gia không quan tâm đến GDP (tổng sản phẩm quốc nội) mà coi trọng GNH – Gross National Happiness (tổng hạnh phúc quốc gia), xem bảo vệ thiên nhiên là cách để thịnh vượng dài lâu.

 

Với lối nói chuyện thân thiện, hài hước nhưng sâu sắc, Thủ tướng đã cho cả thế giới thấy người dân Bhutan, dù đang nỗ lực bảo vệ thiên nhiên mạnh mẽ bậc nhất thế giới nhưng lại đang gánh chịu hậu quả biến đổi khí hậu nặng nề từ những quốc gia khác gây ra. Tuy nhiên, ông vẫn lạc quan, hy vọng thế giới cùng bắt tay, hành động để đẩy lùi hiện tượng ấm lên toàn cầu, cùng bảo vệ trái đất. Bài phát biểu cảm động của ông đã thu hút hơn một triệu lượt xem trên website của TED (ted.com).

 

***

 

Bản dịch bài phát biểu của Thủ tướng Bhutan

 

Như tôi đã nói, 72% diện tích đất nước chúng tôi được che phủ bởi rừng và tất cả đều là rừng nguyên sinh. Đó là lý do đất nước chúng tôi là một trong ít nơi nổi tiếng về đa dạng sinh học trên toàn thế giới và cũng là nguyên nhân, Bhutan là quốc gia cân bằng khí thải. Trong một thế giới đang bị đe dọa bởi biến đổi khí hậu, chúng tôi là quốc gia không phát thải.

Rõ ràng, đây là một vấn đề lớn. Trong hơn 200 quốc gia trên thế giới, dường như chúng tôi là quốc gia duy nhất không phát thải. Thực ra, điều này còn chưa chính xác. Bhutan không chỉ không phát thải CO2. Bhutan còn là quốc gia hấp thu khí thải CO2. Toàn thể đất nước của chúng tôi tạo ra 2,3 triệu tấn CO2 mỗi năm nhưng những khu rừng của chúng tôi sử dụng lượng lớn gấp 3 lần con số ấy nên chúng tôi là một nơi hấp thu hơn 4 tấn CO2 ròng mỗi năm. Nhưng đó chưa phải là tất cả.

Chúng tôi xuất khẩu phần lớn nguồn năng lượng điện năng có thể tái tạo từ những dòng sông có tốc độ chảy lớn. Vì thế, hiện nay, các nguồn năng lượng sạch mà chúng tôi xuất khẩu còn có thể bù lại khoảng 6 triệu tấn CO2 mà các nước lân cận thải ra. Trước 2020, chúng tôi sẽ xuất khẩu lượng điện năng có thể bù đắp cho 17 triệu tấn CO2. Và nếu chúng tôi có thể tận dụng chỉ một nửa tiềm năng thủy điện quốc gia, đó cũng chính là những gì chúng tôi mong đợi, phần năng lượng xanh và sạch mà chúng tôi xuất khẩu có thể giúp giảm thiểu khoảng 50 triệu tấn CO2 mỗi năm. Con số đó còn lớn hơn lượng khí CO2 mà toàn bộ thành phố New York thải ra mỗi năm.

Như vậy, trong nước, chúng tôi hấp thụ CO2. Trên toàn thế giới, chúng tôi bù đắp CO2. Điều đó có vai trò quan trọng. Các bạn thấy, trái đất đang ngày càng nóng lên và biến đổi khí hậu là có thật. Biến đổi khí hậu đang làm ảnh hưởng đến đất nước của tôi. Những tảng băng bị tan ra, gây ra lũ quét và sạt lở đất – những điều gây ra các thảm họa phá hủy cơ sở hạ tầng của chúng tôi. Tôi vừa đến cái hồ này gần đây. Nó đẹp tuyệt vời. Còn đây là hình ảnh về nó 10 năm về trước, 20 năm về trước. Chỉ mới 20 năm trước thôi, cái hồ này còn chưa hề tồn tại. Nó là một khối băng đặc. Mấy năm trước đây, một cái hồ tương tự đã làm vỡ đập chắn, làm ngập lụt toàn bộ vùng thung lũng phía hạ lưu. Sự tàn phá đó mới chỉ do một cái hồ băng gây nên, còn chúng tôi có 2.700 cái hồ như vậy để giải quyết. Vấn đề là, đất nước, đồng bào của tôi không làm gì để gây ra sự nóng lên toàn cầu nhưng chúng tôi là người phải gánh chịu hậu quả nặng nề nhất từ biến đổi khí hậu. Và với một quốc gia nhỏ, nghèo, bao quanh là đất đai và đồi núi, đó là một điều rất khó khăn. Nhưng chúng tôi không khoanh tay đứng nhìn. Chúng tôi chiến đấu với biến đổi khí hậu. Đó là lý do chúng tôi hứa duy trì tiếp tục không phát thải CO2.

Chúng tôi lần đầu tiên đưa ra lời hứa này vào năm 2009 tại COP 15 ở Copenhagen, nhưng không ai để ý cả. Các quốc gia quá bận rộn với việc tranh cãi nhau và đổ lỗi xem ai gây ra biến đổi khí hậu. Lúc đó, một quốc gia nhỏ bé như chúng tôi giơ tay lên và tuyên bố “Chúng tôi hứa luôn duy trì là một quốc gia không phát thải CO2”. Không ai lắng nghe. Không ai bận tâm.

Tháng 12 vừa qua, tại Paris, chúng tôi nhắc lại lời hứa không bao giờ phát thải CO2 của mình. Lần này, chúng tôi đã được lắng nghe. Chúng tôi được chú ý và quan tâm đến. Điều khác biệt ở Paris là các quốc gia đã họp lại với nhau và chấp nhận sự thực về biến đổi khí hậu và cùng sẵn lòng hành động với nhau. Tất cả các quốc gia từ nhỏ đến lớn, cam kết cắt giảm khí thải nhà kính. Công ước khung của Liên Hợp Quốc về biến đổi khí hậu nói rằng nếu những cam kết đáng chú ý này được thực hiện, chúng ta sẽ tiến gần hơn đến việc duy trì mức ấm lên toàn cầu chậm hơn 2 độ C.

Nhân tiện, tôi vừa yêu cầu các nhà tổ chức TED tăng nhiệt độ lên 2 độ C, nên nếu ai đó cảm thấy nóng hơn bình thường, bây giờ các bạn biết ai là người có lỗi rồi.

Tất cả chúng ta phải thực hiện cam kết của mình mới là điều sống còn. Chừng nào Bhutan còn liên quan, chúng tôi còn vẫn sẽ giữ cam kết không phát thải CO2 của mình.

 

***

 

Transcript:

So as I was saying, 72 percent of our country is under forest cover, and all that forest is pristine. That’s why we are one of the few remaining global biodiversity hotspots in the world, and that’s why we are a carbon-neutral country. In a world that is threatened with climate change, we are a carbon-neutral country.

Turns out, it’s a big deal. Of the 200-odd countries in the world today, it looks like we are the only one that’s carbon-neutral. Actually, that’s not quite accurate. Bhutan is not carbon-neutral. Bhutan is carbon negative. Our entire country generates 2.2 million tons of carbon dioxide, but our forests, they sequester more than three times that amount, so we are a net carbon sink for more than four million tons of carbon dioxide each year. But that’s not all.

We export most of the renewable electricity we generate from our fast-flowing rivers. So today, the clean energy that we export offsets about six million tons of carbon dioxide in our neighborhood. By 2020, we’ll be exporting enough electricity to offset 17 million tons of carbon dioxide. And if we were to harness even half our hydropower potential, and that’s exactly what we are working at, the clean, green energy that we export would offset something like 50 million tons of carbon dioxide a year. That is more CO2 than what the entire city of New York generates in one year.

So inside our country, we are a net carbon sink. Outside, we are offsetting carbon. And this is important stuff. You see, the world is getting warmer, and climate change is a reality. Climate change is affecting my country. Our glaciers are melting, causing flash floods and landslides, which in turn are causing disaster and widespread destruction in our country. I was at that lake recently. It’s stunning. That’s how it looked 10 years ago, and that’s how it looked 20 years ago. Just 20 years ago, that lake didn’t exist. It was a solid glacier. A few years ago, a similar lake breached its dams and wreaked havoc in the valleys below. That destruction was caused by one glacial lake. We have 2,700 of them to contend with. The point is this: my country and my people have done nothing to contribute to global warming, but we are already bearing the brunt of its consequences. And for a small, poor country, one that is landlocked and mountainous, it is very difficult. But we are not going to sit on our hands doing nothing. We will fight climate change. That’s why we have promised to remain carbon-neutral.

We first made this promise in 2009 during COP 15 in Copenhagen, but nobody noticed. Governments were so busy arguing with one another and blaming each other for causing climate change, that when a small country raised our hands and announced, “We promise to remain carbon-neutral for all time”, nobody heard us. Nobody cared.

Last December in Paris, at COP 21, we reiterated our promise to remain carbon-neutral for all time to come. This time, we were heard. We were noticed, and everybody cared. What was different in Paris was that governments came round together to accept the realities of climate change, and were willing to come together and act together and work together. All countries, from the very small to the very large, committed to reduce the greenhouse gas emissions. The UN Framework Convention on Climate Change says that if these so-called intended commitments are kept, we’d be closer to containing global warming by two degrees Celsius.

By the way, I’ve requested the TED organizers here to turn up the heat in here by two degrees, so if some of you are feeling warmer than usual, you know who to blame.

It’s crucial that all of us keep our commitments. As far as Bhutan is concerned, we will keep our promise to remain carbon-neutral.

Y Vân (theo TED)

 

 

 

Xem video trong trang video “Kiến thức-Kinh doanh”:
Bài phát biểu lay động của Thủ tướng Bhutan

 

 

 

(Theo vnexpress.net)

DQC (st)

 

 

 

 

 

Liên kết website