Ngày xưa có một người rất ghét láng giềng của mình. Vì sao vậy? Có lẽ láng giềng từng đắc tội với anh ta chăng? Nguyên do không rõ. Rồi hôm ấy con trâu nhà anh bỗng biến mất. Càng nhìn láng giềng, anh ta càng cảm thấy hắn chính là kẻ bắt trộm trâu của ta. Vài ngày sau con trâu từ đâu đó dẫn xác về. Lần này giáp mặt láng giềng, anh ta lại cho rằng, hình như hắn không phải là kẻ ăn cắp.
Các bạn sẽ hỏi, trọng điểm của câu chuyện này là ở chỗ nào và có liên quan gì đến chúng tôi. Xin bình tĩnh. Nó đã mách bảo ta hai điều:
Thứ nhất, con người tuyệt nhiên không nên giữ thành kiến trong lòng. Cái gọi là thành kiến thì như câu chuyện vừa kể, nếu bạn giả định một người nào đó bắt trâu của mình, càng nhìn họ, bạn càng cảm thấy giống, mãi tới khi con trâu trở về, mọi nghi ngờ, oán giận mới được rửa sạch.
Thứ hai, điều bất hạnh là trong cuộc sống, chúng ta thường bị nghi oan đích thị kẻ bắt trộm trâu, mà khốn nỗi những con trâu đã vĩnh viễn không trở về và chẳng lẽ chúng ta một đời cứ bị xem như thằng ăn cắp? Tôi xin lỗi mà thưa rằng, đúng vậy. Và do đó lòng tin với chính mình là điều vô cùng quan trọng. Tôi không bắt trộm trâu, cho dù người ta xầm xì, đặt điều này nọ, cũng chẳng ảnh hưởng gì tới bản thân tôi và cả một hệ thống thế giới quan của chính tôi. Ấy mới thực là cao thủ, ấy mới thực là thông minh, bởi vì bạn sẽ không tự chủ được mình, nếu như chẳng hiểu mình, biết mình và tin mình.
13/04/2012
DQC (st)