Jon Kabat-Zinn là sáng lập viên cũng như giám đốc của Stress Reduction Clinic tại University of Massachusetts Medical Center, và cũng là giáo sư diễn giảng Y khoa trong ngành Preventive and Behavioral Medicine. Lãnh vực chuyên môn của ông là nghiên cứu về sự ảnh hưởng của thân và tâm trong việc chữa bệnh, cũng như sự áp dụng của thiền tập và chánh niệm vào đời sống hằng ngày.
Ông sinh ngày 5 tháng 6 năm 1944, tại thành phố New York, Hoa Kỳ.
LÀM CHA MẸ LÀ MỘT SỰ TU TẬP
Tôi bắt đầu học thiền vào năm tôi được hai mươi mấy tuổi. Những ngày ấy tôi có nhiều thời giờ, tôi có thể tham dự đều đặn những khoá tu thiền kéo dài mười ngày hoặc hai tuần. Trong những khóa tu này, mỗi ngày các thiền sinh chỉ biết lo ngồi thiền và đi kinh hành trong chánh niệm, xen vào bằng những buổi ăn chay, hoàn toàn trong thinh lặng. Chúng tôi được hướng dẫn bởi những vị thiền sư nhiều kinh nghiệm, mỗi tối các ngài ban cho những bài pháp thoại, giúp thiền sinh đào sâu và mở rộng thêm sự tu tập của mình. Và thỉnh thoảng các vị ấy cũng gặp gỡ riêng mỗi người để xem sự tu tập của chúng tôi tiến triển ra sao.
Tôi rất yêu thích những khóa tu này, vì nó giúp tôi gác lại hết những việc khác trong đời sống, đi đến một nơi tươi mát và thanh tịnh ngoài miền quê, được chăm sóc, và sống một cuộc đời vô cùng giản dị và trầm lặng. Nơi đây chương trình chính của tôi chỉ có tu tập, tu tập và tu tập.
Nhưng bạn đừng nghĩ rằng nó là dễ. Thường thì tôi phải chịu đựng nhiều cơn đau ở thân vì phải ngồi yên trong nhiều giờ, và không gì có thể so sánh được với cái đau tinh thần mà đôi khi khởi lên những lúc tâm và thân mình trở nên yên lặng và ít bận rộn.
Khi chúng tôi quyết định có con, tôi biết rằng mình phải gác chuyện đi tu tập lại, ít nhất là trong một thời gian. Tôi tự dặn lòng, tôi lúc nào cũng có thể trở lại khung cảnh thanh tịnh tu học ấy, khi con tôi trưởng thành đủ để không cần đến mình nữa. Hình ảnh một ông già trở về với đời sống tu viện bao giờ cũng mang một nét rất thơ mộng. Viễn tượng là mình sẽ từ giã những khóa tu, hay ít nhất là cũng sẽ phải bớt lại nhiều, không làm tôi phiền muộn gì mấy, mặc dù tôi rất yêu quý chúng. Tôi quyết định rằng mình có thể xem việc có con như là một khóa tu thiền vậy, mà thật ra thì nó có đủ hết những yếu tố của một khóa tu, trừ ra sự thinh lặng và giản dị.
Đối với tôi thì như thế này: Ta có thể xem mỗi đứa bé như là một em bé Phật hay là một thiền sư, một vị thầy chánh niệm dạy riêng cho mình. Vị thầy ấy xuất hiện vào cuộc đời ta, mà sự hiện diện và hành động của ngài bảo đảm sẽ thách thức cũng như thử thách hết mọi niềm tin và giới hạn của ta, mang lại những cơ hội giúp ta thấy được những vướng mắc của mình để buông bỏ. Mỗi đứa bé sẽ ban cho ta một khóa tu kéo dài ít nhất là mười tám năm, mà không thể nào bỏ về ngang được. Chương trình của khóa tu thì rất là nghiêm khắc và luôn luôn đòi hỏi ở ta một thái độ hy sinh và từ ái. Cuộc đời của tôi trước khi có con thì chỉ cần lo cho những nhu cầu và ước muốn cá nhân của mình, hoàn toàn bình thường đối với một thanh niên. Trở thành bậc cha mẹ rõ ràng là một thay đổi lớn lao nhất trong cuộc đời tôi cho đến ngày hôm nay. Làm cho tròn bổn phận làm cha mẹ của mình đòi hỏi một cái thấy sáng suốt nhất, biết để cho sự việc như-là, cũng như một sự buông bỏ lớn lao nhất mà tôi chưa từng bao giờ bị thử thách.
Ví dụ, những đứa bé lúc nào cũng cần và đòi hỏi sự chăm sóc của ta. Những nhu cầu của chúng phải được thoả mản theo đúng chương trình của chúng, không phải của ta, và mỗi ngày, chứ không phải chỉ khi nào ta cảm thấy thích. Quan trọng hơn hết, những đứa bé và trẻ thơ rất cần sự có mặt trọn vẹn của ta để có thể phát triển và lớn lên mạnh mẽ. Chúng cần sự bồng ẵm, càng nhiều càng tốt, ru hát, đùa giỡn, vỗ về của ta, đôi khi trong những đêm khuya khoắt hoặc sáng sớm, khi ta cảm thấy mệt nhoài, kiệt sức, chỉ muốn ngả lưng xuống giường, hoặc khi ta có những bổn phận, công việc gấp rút và quan trọng khác cần đến sự chú ý của mình. Những nhu cầu sâu xa và luôn thay đổi của đứa bé là những cơ hội tuyệt vời để cho bậc cha mẹ tập có mặt trọn vẹn trong chánh niệm, thay vì hoạt động như một người máy. Tôi cảm thấy rằng, làm cha mẹ là một cơ hội tuyệt vời để tu tập chánh niệm thâm sâu, nếu tôi có thể cho phép gia đình và con cái tôi trở thành những vị thầy của mình, cũng như biết học hỏi và lắng nghe cẩn thận những bài học của cuộc sống, mà chúng sẽ đến rất nhanh và rất mãnh liệt.
Cũng như những khoá tu nhiều ngày, ta sẽ có những thời gian thoải mái và những thời gian khó khăn, những giây phút kỳ diệu và những giây phút đớn đau. Cuối cùng, cái nguyên lý xem đời sống làm cha mẹ như một khóa tu, và tôn trọng những đứa bé và hoàn cảnh gia đình như là vị thầy của mình, đã tự chứng minh được giá trị cũng như địa vị của nó, hết lần này đến lần khác. Làm cha mẹ là một công việc rất là cực nhọc. Ngày xưa, đó là một công việc đủ cho mười người làm, mà thường thì chỉ có hai người, hoặc nhiều khi chỉ có một, để cáng đáng mà thôi, và không có sách vở nào kèm theo với đứa bé để hướng dẫn ta cách săn sóc hết. Đây là một công việc khó nhất trên trái đất này để ta có thể làm cho đúng, cho hay. Mà phần nhiều thì ta cũng không biết mình có làm đúng không, hoặc làm đúng, làm hay có nghĩa là thế nào! Và chúng ta cũng không có một ai được chuẩn bị trước hoặc huấn luyện để làm cha mẹ hết, chỉ có sự tự học trong khi thực hành, khi phải đối diện với chuyện này chuyện kia xảy ra.
Ban đầu thì chúng ta cũng còn có được một vài cơ hội quý báu để tạm nghỉ ngơi trong chốc lát. Nhưng rồi công việc sẽ đòi hỏi sự đối phó thường xuyên của ta. Những đứa bé lúc nào cũng thử thách mức giới hạn của ta, để học hỏi, tìm hiểu thế giới chung quanh cũng như về chính nó. Và còn thêm nữa, khi những đứa bé phát triển và tăng trưởng, chúng sẽ thay đổi. Khi ta vừa tìm ra phương cách tốt đẹp để đối phó với một hoàn cảnh nào đó, thì chúng cũng đã thay đổi, chuyển sang một trường hợp mới, mà ta chưa từng gặp bao giờ. Vì vậy, ta lúc nào cũng phải giữ chánh niệm và có mặt, để tránh khỏi bám víu vào một quan điểm mà đã không còn thích hợp nữa. Và dĩ nhiên, không có một quy tắc hoặc công thức đơn giản nào là duy nhất để xử sự cho “đúng” trong thế giới làm cha mẹ. Nó có nghĩa là ta lúc nào cũng phải đối diện với những hoàn cảnh thử thách và hoàn toàn mới lạ, và cùng một lúc, ta cũng sẽ đối diện với những việc làm lập đi lập lại hết lần này sang lần khác.
Công việc làm cha mẹ sẽ còn gặp nhiều thử thách hơn nữa, khi những đứa bé trưởng thành và phát triển ý kiến cũng như ý muốn riêng của chúng. Chăm sóc cho những nhu cầu của một đứa bé thơ là một chuyện, rất là đơn giản, nhất là khi chúng chưa biết nói và thật dễ thương, đáng yêu. Còn đối phó với những đứa trẻ lớn hơn một chút, không còn mấy dễ thương và đáng yêu, là một chuyện khác hẳn. Trong trường hợp này ta phải biết nhìn cho rõ và đáp ứng bằng một sự thông minh, vì dầu sao đi nữa ta cũng là người lớn, và lúc nào cũng sẽ có một sự va chạm giữa hai ý muốn, chúng có thể tranh luận lanh quanh, chọc ghẹo nhau, đánh lộn, chống đối, cãi lời, đối phó với những hoàn cảnh cần sự hướng dẫn của ta, mặc dù có thể chúng sẽ không thèm nghe theo. Nói tóm lại, nó cần một sự đối phó thường xuyên mà ta sẽ không còn thì giờ nào cho chính mình nữa. Những trường hợp mà ta cảm thấy sự điềm tĩnh cũng như sáng suốt của mình bị thử thách, và những khi ta bị “đảo lộn”, thì nhiều vô số. Những đứa con sẽ nhìn thấy hết tất cả những gì là của ta, từ sát bên trong và rất cận kề, như là những nhược điểm, cách cư xử, lỗi lầm, mâu thuẫn và những thất bại của ta.
Nhưng những khó khăn ấy không phải là chướng ngại cho việc làm cha mẹ hoặc sự tu tập chánh niệm của ta. Chúng chính là sự tu tập chánh niệm, nếu ta ý thức được điều ấy. Bằng không, đời sống làm cha mẹ có thể trở nên một gánh nặng mệt mỏi, và vì thiếu sức mạnh và mục tiêu rõ rệt, ta có thể không thấy được và tôn trọng những cái hay cái đẹp trong con cái mình cũng như là trong ta. Những đứa trẻ có thể dễ bị thương tích và mất đi tuổi thơ, nếu nhu cầu và tâm hồn đáng yêu của chúng bị liên tục chối bỏ và không được biết đến.
Rõ ràng là khi bấy nhiêu năng lượng của ta tuông ra bên ngoài, chắc chắn phải có một nguồn năng lượng nào đó thỉnh thoảng đổ vào bên trong, thì mới có thể nuôi dưỡng và làm hồi sinh lại những bậc cha mẹ. Nếu không thì quá trình ấy sẽ không thể nào duy trì lâu dài được. Nhưng nguồn năng lượng ấy phát xuất từ đâu? Tôi nghĩ nó đến từ hai nơi: nhờ sự giúp đỡ ở bên ngoài, từ người thân, bạn bè, nhà giữ trẻ và thỉnh thoảng, từ làm những việc mà mình ưa thích; và nguồn năng lượng từ bên trong, mà ta có thể có được nhờ thực hành thiền tập, nếu ta có thể bỏ ra chút thì giờ trong cuộc sống để giữ thanh tĩnh, để có mặt, để ngồi lại, hoặc tập yoga, để tự nuôi dưỡng mình.
Tôi ngồi thiền vào mỗi sáng sớm, vì đây là thời gian mà cả nhà rất yên tĩnh và tôi không bị ai quấy rầy, và cũng vì nếu tôi không ngồi thiền lúc ấy, thì có thể tôi sẽ vì quá bận rộn hoặc mệt mỏi mà sẽ rồi không muốn ngồi nữa. Tôi cũng còn khám phá ra rằng, ngồi thiền vào buổi sáng sớm sẽ quyết định cho phẩm chất của trọn ngày. Nó sẽ là một sự nhắc nhở cũng như một xác nhận cho những gì là thật sự quan trọng trong đời sống, và nó sắp đặt cho chánh niệm có thể lan rộng sang những lãnh vực khác trong ngày.
Nhưng khi chúng ta có con nhỏ trong nhà thì buổi sáng sớm cũng chỉ như mọi thời gian khác mà thôi. Ta không thể cố chấp vào bất cứ một chuyện gì, vì việc nào mà ta muốn làm, dù đã sắp đặt chu đáo đến mấy, cũng sẽ bị gián đoạn và đôi khi còn phải hoàn toàn bị bỏ dỡ. Những đứa con nhỏ của tôi ngủ rất ít. Dường như lúc nào nó cũng thức rất khuya và lại dậy thật sớm, nhất là nếu mà hôm ấy tôi quyết định sẽ ngồi thiền. Hình như là chúng rình xem nếu tôi dậy thì chúng cũng sẽ thức dậy theo. Có ngày tôi phải thức dậy vào 4 giờ sáng mới có thể yên ổn ngồi thiền hoặc tập yoga. Có những hôm tôi quá mệt mỏi, bỏ hết, và thấy rằng chỉ có giấc ngủ mới là quan trọng hơn cả. Và cũng có khi tôi ngồi thiền với đứa con trong lòng mình, và để cho chúng quyết định tôi sẽ được ngồi bao lâu. Chúng nó rất thích được quấn mình trong chiếc mền ngồi thiền, chỉ có cái đầu nhỏ lú ra, nhiều khi chúng ngồi yên rất lâu, trong khi tôi theo dõi hơi thở ra vào, không phải của riêng tôi, mà là của cả hai đứa.
Ngày ấy tôi tin rằng, và bây giờ cũng thế, sự chánh niệm về thân và hơi thở của tôi, và sự xúc chạm trong khi ôm đứa con trong lòng, giúp nó cảm nhận được sự an ổn, cũng như khám phá được sự tĩnh lặng và một cảm giác được chấp nhận. Và sự thanh thản của chúng, chắc chắn là trong sạch và chân thật hơn tôi nhiều, vì tâm chúng chưa bị bận rộn bởi những ý nghĩ, lo lắng của người lớn, giúp tôi trở nên an ổn hơn, thanh thản hơn và có mặt hơn. Khi chúng lớn hơn một chút, tôi có thể tập yoga trong khi chúng cỡi trên lưng, leo lên vai hoặc đu trên tay tôi. Có khi đùa giỡn trên sàn nhà, chúng tôi lại tình cờ khám phá ra thêm những tư thế yoga mới, cho cả hai cùng tập. Sự đùa giỡn thực tập không ngôn từ và trong chánh niệm này là một nguồn vui và hạnh phúc lớn cho tôi, một người cha, và là một mối liên hệ sâu sắc mà chúng tôi cùng chia sẻ.
Khi những đứa con của mình càng lớn bao nhiêu, chúng ta lại càng quên đi rằng chúng là những vị thiền sư, bấy nhiêu. Sự thực tập giữ chánh niệm, không phản ứng, và thấy rõ phản ứng của mình, sẽ càng lúc càng trở nên khó khăn hơn, khi ta dần dà mất đi tiếng nói của mình trong cuộc đời của chúng. Những thói quen, tập quán xa xưa lại bừng sống dậy thật mạnh mẽ, trước khi tôi kịp có ý thức về chúng. Kiểu mẫu về một người đàn ông trong gia đình, về thẩm quyền, làm sao thể hiện được quyền hành của mình, hạnh phúc của tôi trong gia đình ra sao, những mối tương quan giữa mọi người của mọi lứa tuổi và nhu cầu của họ… Mỗi ngày là một sự thử thách mới.
Có lúc tôi cảm thấy mình bị tràn ngập, nhưng cũng có lúc rất là cô đơn. Chúng ta cảm thấy có một hố sâu càng lúc càng mở rộng. Dẫu biết rằng sự cách biệt ấy là cần thiết cho sự trưởng thành và khám phá của đứa trẻ, dầu biết rằng sự kiện ấy là lành mạnh, nhưng ta vẫn cảm thấy đau đớn. Đôi khi tôi quên rằng mình là người lớn và hành động như một đứa con nít. Mấy đứa con của tôi đã nhắc nhở và đánh thức tôi dậy rất nhanh, những khi chánh niệm mình bị lơ là.
Làm cha mẹ và đời sống gia đình là một môi trường tuyệt vời cho sự thực tập chánh niệm. Nhưng nó không phải dành cho những người yếu đuối, ích kỷ, lười biếng hoặc mơ mộng không thực tế. Làm cha mẹ là một tấm gương bắt ta phải tự soi lấy chính mình. Nếu bạn có thể học được từ những gì mình thấy, bạn sẽ có một cơ hội rất tốt để tiến triển.
Người dịch: Nguyễn Duy Nhiên
Bản gốc
PARENTING AS PRACTICE
I took up meditating when I was in my early twenties. In those days, I had some flexibility in terms of my time, and was able to periodically attend meditation retreats lasting ten days or two weeks. These retreats were designed so that the participants could devote each day from early morning to late at night solely to mindful sitting and walking, with a few hearty vegetarian meals thrown in, all in silence. We were supported in this inner work by excellent meditation teachers, who would give inspiring talks in the evening to help us deepen and broaden our practice, and who would see us every so often for individual interviews to check on how things were going.
I loved these retreats because they enabled me to put everything else in my life on hold, go off someplace pleasant and peaceful in the countryside, get taken care of, and live an extremely simplified contemplative life, where the only real agenda was to practice, practice, practice.
Not that it was easy, mind you. There was often a lot of physical pain just from sitting still for that many hours, and that was nothing compared to the emotional pain which would sometimes surface as the mind and body became more still and less busy.
When my wife and I decided to have children, I knew that I would have to give up the retreats, at least for some time. I said to myself that I could always return to the contemplative setting when my children had grown up enough not to need me around all the time. There was a certain romantic touch to the fantasy of returning to the monastic life as an old man. The prospect of giving up these retreats, or at least cutting back on them a lot, didn’t bother me too much because, much as I valued them, I had decided that there was a way to look at having children as a meditation retreat in its own right—one that would have most of the important features of those I was giving up, except for the quiet and the simplicity.
This was how I saw it: You could look at each baby as a little Buddha or Zen master, your own private mindfulness teacher, parachuted into your life, whose presence and actions were guaranteed to push every button and challenge every belief and limit you had, giving you continual opportunities to see where you were attached to something and to let go of it. For each child, it would be at least an eighteen-year retreat, with virtually no time off for good behavior. The retreat schedule would be relentless and demand continual acts of selflessness and loving kindness. My life, which up to that time basically consisted of looking after my own personal needs and desires, perfectly normal for a young single person, was about to change profoundly. Becoming a parent clearly was going to be the biggest transformation of my adult life so far. To do it well would demand the greatest clarity of view and the greatest letting go and letting be I had ever been challenged with.
For one, babies invite and require attending to constantly. Their needs must be met on their schedule, not yours, and every day, not just when you feel like it. Most importantly, babies and children require your full presence as a being in order to thrive and grow. They need to be held, the more the better, walked with, sung to, rocked, played with, comforted, sometimes nurtured late at night or early in the morning when you are feeling depleted, exhausted, and only want to sleep, or when you have pressing obligations and responsibilities elsewhere. The deep and constantly changing needs of children are all perfect opportunities for parents to be fully present rather than to operate in the automatic pilot mode, to relate consciously rather than mechanically, to sense the being in each child and let his or her vibrancy, vitality, and purity call forth our own. I felt that parenting was nothing short of a perfect opportunity to deepen mindfulness, if I could let the children and the family become my teachers, and remember to recognize and listen carefully to the lessons in living which would be coming fast and furiously.
Like any long retreat, there have been easy periods and harder periods, wonderful moments and deeply painful ones. Through it all, the principle of looking at it as a meditation retreat and honoring the children and the family situation as my teachers has proven its primacy and value time and time again. Parenting is a high pressure job situation. In the early years, it feels like a full-time job for about ten people, and usually there are only two, or even one, to do it all, and no manual which comes with the babies telling you how to proceed. It is the hardest job in the world to do well, and most of the time you don’t even know whether you are doing well, or even what that means. And we get virtually no preparation or training for parenting, only on-the-job, moment-to-moment training as things unfold.
At the beginning, there are precious few opportunities for respite. The job calls for you to be continually engaged. And the children are always pushing your limits to find out about the world and about who they are. What’s more, as they grow and develop, they change. No sooner have you figured out how to relate well to one situation than they grow out of that and into something you’ve never seen before. You have to be continually mindful and present so that you aren’t lingering with a view of things that no longer applies. And, of course, there are no stock answers or simple formulas for how to do things “right” in the world of parenting. This means you are unavoidably in creative and challenging situations almost all the time, and at the same time, faced with a lot of repetitive tasks which you do over and over, again and again and again.
And it gets more challenging as the children grow older and develop their own ideas and strong wills. It’s one thing to look after the needs of babies, which are very simple, after all, especially before they can talk and when they are at their absolute cutest and most adorable. It’s quite another to see clearly and to respond effectively and with some modicum of wisdom and balance (after all, you are the adult) when there is a continual clash of wills with older children, who are not always so cute and cuddly, who can argue circles around you, tease each other mercilessly, fight, rebel, refuse to listen, get into social situations in which they need your guidance and clarity but may not be open to it; in short, whose needs require a constant energy output that leaves you little time for yourself. The list of situations in which your equanimity and clarity will be sorely challenged and you will find yourself “losing it” is endless. There is simply no escape, no hiding, no dissimilation that will serve either them or you. Your children will see it all from the inside and up close: your foibles, idiosyncrasies, warts and pimples, your shortcomings, your inconsistencies, and your failures.
These trials are not impediments to either parenting or mindfulness practice. They are the practice, if you can remember to see it this way. Otherwise, your life as a parent can become one very long and unsatisfying burden, in which your lack of strength and clarity of purpose may lead to forgetting to honor or even to see the inner goodness of your children and yourself. Children can easily become wounded and diminished from a childhood which consistently fails to adequately honor their needs and their inner beauty. Wounding will just create more problems for them and for the family, problems with self-confidence and self-esteem, with communication and competencies, problems that don’t disappear on their own as the children grow older but usually amplify. And as parents, we may not be open enough to perceive the signs of this diminishment or wounding and then be able to act to heal it because it may have come in some measure through our own hands or through our own lack of awareness. Also, it may be subtle, easily denied, or attributable to other causes, thus freeing us in our own minds from a responsibility which may be truly ours to assume.
It is obvious that, with all that energy going outward, there has to be some source of energy coming in which nurtures and revitalizes the parents from time to time, or the process itself will not be sustainable for long. Where might this energy come from? I can think of only two possible sources: outside support from your partner, other family members, friends, baby- sitters, and so on and from doing other things you love, at least occasionally; and inner support, which you could get from formal meditation practice if you can make even a little time in your life for stillness, for just being, for just sitting, or for doing a little yoga, for nourishing yourself in ways that you need to be nourished.
I meditate early in the morning because there is no other time when things are quiet in the house and nobody is demanding my attention, and also because, what with work and other obligations, if I don’t do it then, I may be too tired or too busy to get to it later. I also find that practicing in the early morning sets the tone for the entire day. It is both a reminder and an affirmation of what is important, and it sets the stage for mindfulness to spill out naturally into other aspects of the day.
But when we had babies in the house, even the morning time was up for grabs. You couldn’t be too attached to anything because everything you set out to do, even if you arranged it very carefully, was always getting interrupted or completely thwarted. Our babies slept very little. They always seemed to be up late and to wake up early, especially if I was meditating. They seemed to sense when I was up and would wake up too. Some days I would have to push my time for myself back to 4:00 A.M. to get any sitting or yoga in. At other times I was just too exhausted to care, and figured the sleep was more important anyway. And sometimes I would just sit with the baby on my lap, and let him or her decide how long it would last. They loved being wrapped up in the meditation blanket, with only their heads sticking out, and frequently would stay still for extended periods, while I followed not my breathing but our breathing.
I felt strongly in those days, and still do, that an awareness of my body and my breath and of our close contact as I held them while we sat helped my babies to sense calmness and explore stillness and feelings of acceptance. And their inner relaxation, which was much greater and purer than mine because their minds were not filled with adult thoughts and worries, helped me to be more calm and relaxed and present. When they were toddlers, I would do yoga with them climbing up, riding on, or hanging from my body. In playing around on the floor, we would spontaneously discover new yoga postures for two bodies, things that we could do together. A mostly non- verbal, mindful, and respectful body-play of this sort was a source of tremendous fun and joy for me as a father and a deep source of connectedness that we all shared in.
The older children get, the harder it is to remember that they are still live- in Zen masters. The challenges to be mindful and non-reactive, and to look clearly at my reactions and overreactions and to own when I am off seem to get greater as I gradually have less and less direct say in their lives. Old tapes from my own upbringing seem to surface with the volume on full blast before I know what is happening. Archetypal male stuff, about my role in the family, legitimate and illegitimate authority and how to assert my power, how comfortable I feel in the house, interpersonal relationships among people of very different ages and stages and their oft-competing needs.
Each day is a new challenge. Often it feels overwhelming, and sometimes quite lonely. You sense widening gulfs, and recognize the importance of distance for healthy psychic development and exploration; but the moving apart, healthy as it may be, also hurts. Sometimes I forget what it means to be an adult myself and get stuck in infantile behaviors. The kids quickly straighten me out and wake me up again if my own mindfulness is not up to the task at that moment.
Parenting and family life can be a perfect field for mindfulness practice, but it’s not for the weak-hearted, the selfish or lazy, or the hopelessly romantic. Parenting is a mirror that forces you to look at yourself. If you can learn from what you observe, you just may have a chance to keep growing yourself.
17/02/2018.
(Theo vietrigpa.org)
DQC (st)