Tin Hội Doanh nghiệp

Điều lệ Hội Doanh Nghiệp Việt Nam tại Rumani

1:53 chiều | 15/06/2012

 

ĐIỀU LỆ  HỘI DOANH NGHIỆP VIỆT NAM TẠI RUMANI

(Bản dịch từ tiếng Rumani)

 

 

CHƯƠNG I: TÊN GỌI, TÔN CHỈ, MỤC ĐÍCH

 

Điều 1: Tên gọi

Hội có tên gọi là “Hội doanh nghiệp việt nam tại Ru-ma-ni”

Tên tiếng Ru “Asociatia oamenilor de afaceri vietnamezi din Romania”

Tên tiếng Anh “Vietnamese business association in Romania”

 

Điều 2: Tôn chỉ

Hội là một tổ chức xã hội nghề nhiệp, tập hợp các doanh nhân Việt nam tại Ru-ma-ni nhằm huy động tốt hơn năng lực tài chính, năng lực trí tuệ của mỗi cá nhân, vì lợi ích của doanh nghiệp trong  Hội, của cộng đồng, của đất nuớc Việt nam. Hội hoạt động trên nguyên tắc tự nguyện, tự chủ về tài chính, tuân thủ luật pháp của nuớc sở tại.

 

Điều 3: Mục đích

a/ Tạo môi truờng để hợp tác và trao đổi thông tin giữa các doanh nhân, doanh nghiệp, các hiệp hội trong và ngoài nuớc, qua đó thúc đẩy mối quan hệ hợp tác trên nhiều lĩnh vực như kinh tế, thương mại, dịch vụ, du lịch,..v.v… 

b/ Liên kết, phối hợp và hỗ trợ các hội viên nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho sự ổn định, phát triển và thành đạt trong các hoạt động của từng thành viên trong Hội.

c/ Góp phân vào việc bảo vệ các quyền lợi hợp pháp của các thành viên, giữ gìn sự đoàn kết nội bộ, nâng cao danh tiếng của doanh nghiệp Việt Nam trên thị truờng Ru-ma-ni cũng như trên thị truờng quốc tế.

 

 

CHUƠNG II: TƯ CÁCH PHÁP NHÂN, THỜI GIAN HOẠT ĐỘNG, TRỤ SỞ

 

Điều 4: Tư cách pháp nhân

Hội có tư cách pháp nhân theo luật pháp của nuớc sở tại (Ru-ma-ni), có dấu, tài sản và tài khoản riêng.

 

Điều 5: Thời gian hoạt động

Thời gian hoạt đông là từ khi thành lập cho tới khi có quyết định giải thể của Đại hội của Hội đúng như điều lệ đã quy đinh trong chương VIII điều 26.

 

Điêu 6: Trụ sở

Hội có trụ sở đặt tại địa chỉ: Pitesti, str Plevnei nr 10

   

 

CHƯƠNG III: NHIỆM VỤ VÀ QUYỀN HẠN CỦA HỘI

 

Điều 7: Nhiệm vụ và quyền hạn

a/ Cung cấp thông tin theo yêu cầu cho các hội viên về các chủ trương, chính sách của nhà nuớc Ru-ma-ni có liên quan tới môi trường kinh doanh, thương mại, dịch vụ, sản xuất, đầu tư, xây dựng vv…

b/ Giúp đỡ các hội viên khi có nhu cầu trong các lĩnh vực sau đây:

– Tham gia đấu tranh để bảo vệ quyền lợi hợp pháp của hội viên.

– Tư vấn về luật pháp trong các lĩnh vực kinh doanh.

c/ Tập hợp các kiến nghị và đề xuất những biện pháp khắc phục khó khăn vướng mắc trong quá trình hoạt động kinh doanh với các cơ quan chức năng.

d/ Tham gia vào việc đấu tranh chống cạnh tranh không lành mạnh.

e/ Hòa giải các bất đồng, tranh chấp trong kinh doanh giữa các hội viên với nhau thông qua thương lượng và hợp tác trên cơ sở bình đẳng.

f/ Làm cầu nối để các hội viên có thể liên kiết về tài chính, phục vụ cho những dự án kinh doanh lớn.            

g/ Tổ chức các buổi gặp mặt mỗi khi có các đoàn doanh nghiệp ở các nuớc khác đến thăm để trao đổi kinh nghiệm và thảo luận các dự án kinh doanh.

h/ Lập website của Hội, tạo Diễn đàn để các thành viên trao đổi và tuyên truyền hoạt động của Hội.

i/ Cung cấp thông tin về các doanh nhiệp ở nuớc sở tại cho các doanh nghiệp trong Hội hoặc trong nuớc để giúp họ đánh giá đúng đối tác truớc khi tiến hành hợp tác kinh doanh.

j/ Phối hợp với các tổ chức, cơ quan khác để tổ chức các chuyến tham quan, giao lưu tại Việt nam hoặc các nuớc khác.

k/ Xây dựng Hội vững mạnh.

l/ Có quyền thu hội phí và xây dựng quỹ tài chính để phục vụ cho việc thực hiện các nhiệm vụ đã nêu ở trên.

 

 

CHƯƠNG IV: HỘI VIÊN

 

Điều 8

a/ Hội viên chinh thức

Có thể trở thành hội viên chính thức tất cả những doanh nghiệp nếu đạt tiêu chuẩn như sau:

– Hiện đang hoạt động về kinh doanh trực tiếp hoặc gián tiếp có liên quan tới thị trường Ru-ma-ni.

 b/ Hội viên danh dự:

– Những pháp nhân, thể nhân có đóng góp đặc biệt vào việc xây dựng Hội, thực hiện mục đích và nhiệm vụ của Hội.

 

Điều 9: Thủ tục kết nạp hội viên chính thức     

a/ Những doanh nhân muốn gia nhập Hội làm đơn xin gia nhập (theo mẫu). Doanh nghiệp ban đầu trở thành thành viên sáng lập Hội, đơn xin gia nhập không cần sự giới thiệu.

b/ Những doanh nhân gia nhập sau khi Hội đã thành lập thì cần phải có sự giới thiêu của một thành viên sáng lập hoặc của hai thành viên bình thường.

c/ Hồ sơ xin gia nhập Hội đuợc nộp cho ban chấp hành  Hội.

d/ Doanh nhân trở thành thành viên của Hội ngay sau khi ban chấp hành xét duyệt đồng ý.

e/ Lễ tiếp nhận thành viên mới sẽ tổ chức long trọng vào dịp đại hội gần nhầt của Hội.

 

Điều 10: Thủ tục trao danh hiệu hội viên danh dự.

Theo đề nghị của ban chấp hành, Đại hội của Hội sẽ trao danh hiệu hội viên danh dự cho những cá nhân hoặc tập thể đã có đóng góp trong quá trình xây dựng Hội vững mạnh, và góp phần trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, mục đích của  Hội.

 

Điều 11: Quyền lợi của hội viên

a/ Được quyền tham gia các hoạt động của Hội, tham dự Đai hội của Hội.

b/ Được thảo luận, biểu quyết, chất vấn mọi công việc của Hội.

c/ Đươc đề đạt ý kiến của mình với các cơ quan có thẩm quyền thông qua Hội.

d/ Được yêu cầu Hội giúp đỡ trong lĩnh vực hoạt động kinh doanh, trong tư vấn kinh doanh, trong vay vốn, trong việc bảo vệ các quyền lợi hợp pháp của mình ở nuớc sở tại.

e/ Được tham gia các cuộc gặp mặt các đoàn doanh nghiệp khác để trao đổi kinh nghiệm, thảo luận các dự án kinh doanh.

f/ Quyền được ứng cử, đề cử và bầu cử vào ban chấp hành Hội và các chức vụ khác của Hội, hoặc ứng cử, đề cử và bầu cử các thành viên tham gia các chuyến tham quan, giao lưu tại các nước khác.

g/ Được giúp đỡ giới thiệu với các doanh nhiệp trong và ngoài nước để tìm kiếm cơ hội kinh doanh.

h/ Quyền được ra khỏi Hội nếu cảm thấy không thể hoặc không muốn tham gia.

i/ Hội viên danh dự được hưởng các quyền như hội viên chính thức trừ các quyền ứng cử, bầu cử và biểu quyết.

 

Điều 12:  Nghĩa vụ của hội viên

a/ Tuân thủ điều lệ của Hội, thực hiện các nghị quyết của Hội, tham gia các hoạt động của Hội, tăng cường sự đoàn kết với các hội viên khác để xây dựng Hội ngày càng vững mạnh.

b/ Đóng hội phí và tham gia vào quỹ tương trợ đều đặn và đầy đủ.

 

Điều 13: Chấm dứt tư cách hội viên

Tư cách hội viên sẽ bị chấm dứt nếu thuộc một trong những trường hợp sau đây:

a/ Pháp nhân của doanh nhiệp bị chấm dứt khi tòa án tuyên bố giải tản thể hoặc phá sản theo quy định của pháp luật.

b/ Cá nhân hội viên bị chết.

c/  Cá nhân hội viên bị tòa án kết tội hoặc bị trục xuất do vi phạm pháp luật.

d/  Theo quyết định của ban chấp hành Hội do một trong những lý do sau đây:

– Hội viên không đóng hội phí mà không có lý do chính đáng, sau ba lần thông báo, mỗi lần cách nhau một tháng.

– Hội viên không tuân thủ điều lệ, không thực hiện đúng hoặc vi phạm nghiêm trọng những quy định, nghị quyết của Hội.

– Hoạt động trái với mục đích của Hội, làm tổn hại tới uy tín hoặc tài chinh của Hội.

Hội viên bị tước tư cách hội viên theo khoản d, Điều 13, Chương IV, có quyền khiếu nại lên ban chấp hành Hội hoặc Đai hội của Hội. Quyết định của Đại hội là quyết định cuối cùng.

e/ Hội viên thông báo cho ban chấp hành bằng đơn xin chấm dứt tư cách là thành viên của Hội.

 

 

CHƯƠNG V : TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG

 

Điều 14: Cơ cấu tổ chức

Các cơ quan lãnh đạo của Hội cụ thể như sau :

a/ Đại hội của Hội

b/ Ban chấp hành Hội đảm nhiệm Ban thường trực

c/ Ban kiểm tra Hội

 

Điều 15:  Đại hội của Hội là cơ quan lãnh đạo cao nhất của Hội.

Đại hội bao gồm tất cả các thành viên có tư cách hội viên cho tới ngày triệu tập Đại hội.

a/ Đại hội thường kỳ

Đại hội thường kỳ do ban chấp hành triệu tập hai năm một lần để giải quyết các  vấn đề sau đây:

– Tổ chức lễ ra mắt và tiếp nhận các hội viên mới.

– Thông qua báo cáo hoạt động của hội trong năm.

– Quyết định các dự án cho hoạt động của năm tới.

– Quyết định sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế Điều lệ của Hội.

– Quyết định thay đổi hoặc bổ sung nhân sự vào ban lãnh đạo của Hội.

– Thảo luận và quyết định các vấn đề khác về công tác của Hội và của các hội viên.

– Quyết định mức phí hội viên.

– Bầu Ban chấp hành mới và Ban kiểm tra.

b/ Đại hội bất thường

Được triệu tập theo đề nghị của ban chấp hành hoặc theo đề nghị của 50% + 1 số hội viên chính thức của Hội để giải quyết những vấn đề tổ chức và hoạt động của Hội.

c/ Các nghị quyết và các vấn đề thảo luận trong Đại hội được thông qua theo nguyên tắc đa số.

 

Điều 16:  Ban chấp hành Hội

Ban chấp hành là cơ quan lãnh đạo Hội, đảm nhiệm Ban thường trực.

a/ Nhiệm kỳ của ban chấp hành là hai năm.

b/ Số lượng ủy viên ban chấp hành là 5 ủy viên.

c/ Tư cách ủy viên có thể được bầu lại hoặc bị miễn nhiệm trước thời hạn theo quyết định của Đại hội hoặc theo đề nghị của 50% + 1 số hội viên chính thức.

d/ Ban chấp hành họp thường kỳ 3 tháng một lần và họp mỗi khi cần thiết.

e/ Ban chấp hành có nhiêm vụ:

– Quyết định các biện pháp để thực hiện những nghị quyết, dự án hoạt động đã được thông qua trong Đai hội.

– Lập chương trình, kế hoạch công tác ngắn hạn và dài hạn cho việc thực hiện những quyết định và dự án đã được thông qua trong Đai hội.

– Ban hành qui chế về đóng lệ phí hội viên.

– Phê duyệt kế hoạch và quyết toán tài chính hàng năm.

– Cử trưởng ban chuyên môn.

– Xét kết nạp, khai trừ hội viên, đề nghị kết nạp hội viên danh dự.

– Chuẩn bị nội dung, tài liệu, chương trình cho Đại hội.

– Quyết định triệu tập Đại hội bất thường và Đại hội thường kỳ. 

Ban chấp hành hoạt động trên nguyên tắc dân chủ, đa số.

 

Điều 17: Ban thường trực

– Ban chấp hành đảm nhiệm luôn Ban thường trực

– Ban thường trực gồm Chủ tịch và các Phó chủ tịch do Đại hội bầu.

 

Điều 18: Ban kiểm tra

– Ban kiểm tra được Đại hội bầu ra gồm một trưởng ban và hai ủy viên.

– Nhiệm vụ của Ban kiểm tra là giám sát, kiểm tra tài sản của Hội, kiểm tra những vấn đề có liên quan tới ngân sách, thu và chi của Hội, báo cáo với Ban chấp hành những vi phạm trong công việc điều hành tài chính của Hội.

 

Điều 19: Chủ tịch và Phó chủ tịch

a/ Chủ tịch Hội có quyền hạn và trách nhiệm:

– đại diện pháp nhân của Hội trước pháp luật.

– tổ chức triển khai việc thực hiện các nghị quyết và dự án của Đại hội.

– triệu tập và chủ trì các cuộc họp của Ban chấp hành.

 – phê duyệt các phương án hoạt động tài chính của Hội.

– chịu trách nhiệm trước Ban chấp hành và toàn thể Hội viên về các hoạt động của Hội.

– phân công lĩnh vực phụ trách cho các Phó chủ tịch.

– ủy quyền cho một Phó chủ tịch điều hành công việc khi Chủ tịch vắng mặt.

b/ Phó chủ tịch có quyền hạn và trách nhiệm:

– chịu trách nhiệm về lĩnh vực đã được phân công.

– thay mặt Chủ tịch điều hành các hoạt động của Hội khi được ủy quyền trong thời gian Chủ tịch vắng mặt.

 

 

CHƯƠNG VI: TÀI CHÍNH , TÀI SẢN CỦA HỘI

 

Điều 20: Nguồn thu tài chính

a/ Lệ phí hội viên theo quyết định của Đại hội.

b/ Tài trợ của các tổ chức và cá nhân theo qui định của pháp luật.

c/ Các khoản thu hợp pháp khác.

 

Điều 21: Các khoản chi

a/ Trả lương cho nhân viên

b/ Mua sắm trang thiết bị

c/ Các khoản chi khác

– Các khoản chi nêu trên phải có sự xét duyệt của Ban chấp hành.

 

 

CHƯƠNG VII : KHEN THƯỞNG VÀ KỶ LUẬT

 

Điều 22: Khen thưởng

Những cá nhân hoặc tập thể có nhiều đóng góp cho sự nhiệp phát triển của Hội, theo đề nghị của Ban chấp hành và của Đại hội sẽ được khen thưởng dưới hình thức cấp bằng khen, quà tặng, hoặc trao danh hiêu Hội viên danh dự.

 

Điều 23: Kỷ luật

Hội viên hoạt động trái với Điều lệ, Nghị quyết của Hội, làm tổn hại tới uy tín của Hội, không đóng hội phí,  tùy theo mức độ sẽ bị chịu các hình thức kỷ luật sau đây:

– phê bình

– cảnh cáo

– khai trừ

– đề nghị truy tố trước pháp luật

 

 

CHƯƠNG VIII: ĐIỀU KHOẢN CHUNG

 

Điều 24:

Hôi doanh nhân Việt nam tại Ru-ma-ni được thành lập theo luật pháp của nhà nước Ru-ma-ni như một tổ chức không sinh lợi nhuận.

 

Điều 25:

– Việc sửa đổi, bổ sung hoặc thay đổi Điều lệ phải được Đại hội thường kỳ hoặc Đại hội bất thường quyết định.

– Những điều được sửa đổi, bổ sung hoặc thay đổi Điều lệ phải được đa số quá bán số hội viên chính thức có mặt tại Đại hội tán thành.

 

Điều 26:

Đóng góp tài chính của hội viên sáng lập để tiến hành thành lập Hội sẽ được tổ chức vào dịp Đại hội lần thứ nhất, trước khi nộp hồ sơ lên các cơ quan quản lý của nhà nước Ru-ma-ni.

 

Điều 27:

Việc giải thể Hội được Đại hội thường kỳ hoặc Đại hội bất thường quyết định theo những qui định sau:

a/ Đại hội tuyên bố chấm dứt hoạt động của Hội và chỉ định một ban thanh lý có nhiệm vụ:

– thanh lý tài sản của Hội

– thông báo cho các hội viên về việc giải thể Hội

– báo cáo cho các cơ quan quản lý của nhà nước Ru-ma-ni

b/ Sau hai lần triệu tập không thành vì những lý do chính đáng, Đai hội được quyền triệu tập lần thứ ba. Tại lần thứ ba này, trong trường hợp không hội tụ đủ số hội viên, Đại hội vẫn được tiến hành để quyết định việc giải thể Hội và thành lập ban thanh lý bằng biểu quyết với sự đồng ý của đa số hội viên có mặt.

 

Điều 28:

Bản Điều lệ này đã được Đại hội lần thứ nhất của các thành viên sáng lập thông qua vào ngày… tháng… năm 2007 và có hiệu lực thi hành kể từ ngày được Tòa án Nhà nước Ru-ma-ni phê duyệt cho phép Hội doanh nghiệp Việt nam tại Ru-ma-ni được hoạt động, và sẽ mặc nhiên hết hiệu lực khi Hội giải thể.

 

Bucaret, 2008.

 

***

 

PHIẾU ĐĂNG KÝ HỘI VIÊN HỘI DOANH NGHIỆP VIỆT NAM TẠI RU-MA-NI.

 CERERE

 

 Họ và tên doanh nhân:

 Numele si prenumele

  Địa chỉ:

 Adresa

 Tên doanh nhiệp:

Numele firmei

 Địa chỉ văn phòng:

Adresa firmei

 Điện thoại / fax:

Telephon / fax

 E-mail:

 Website:

 Lĩnh vực kinh doanh:

Domeniu de activitate

 

Sau khi nghiên cứu dự thảo Điều lệ Hội Doanh nghiệp Việt nam tại Ru-ma-ni, tôi tự nguyện đăng ký tham gia Hội và cam kết sẽ thực hiện đúng các điều quy định trong Điều lệ và các nghị quyết của Ban chấp hành Hội.

După ce am studiat  Statutul Asociatiei firmelor cu patroni de origine vietnameza in Romania, de bună voie si nesilit de nimeni, mă inscriu in Asociatia, respectand toate prevederile Statutului si toate hotâririle Comitetului exexutiv al Asociatiei.

 

Bu-ca-ret, ngày… tháng… năm

Bucuresti, data…

Ký tên (semnătura)

 

 

 

 

 

Liên kết website