Bài viết về Romania & Cộng đồng người Việt

BV – Toàn văn bài phát biểu của anh Lê Thanh Việt, cựu sinh viên trường đại học Bách khoa IASI

3:05 chiều | 08/08/2017

 

Toàn văn bài phát biểu của anh Lê Thanh Việt, cựu sinh viên trường đại học Bách khoa IASI tại buổi gặp mặt nhà trường ngày 07/08/2017.

 

Kính thưa bà Phó hiệu trưởng Irina LUNGU

Kính thưa các quý bà, quý ông

 

Lời đầu tiên, chúng tôi muốn được cảm ơn Ban giám hiệu, bà Phó hiệu trưởng và các bà, các ông đại diện của trường Đại học bách khoa Gheorghi Asachi Iasi đã tổ chức buổi gặp mặt với chúng tôi hôm nay.

Trong những ngày này, chúng tôi cảm thấy vô cùng hạnh phúc vì lại được sống trên đất nước Rumani, tại thành phố Iasi vô cùng thân yêu, nơi cách đây nửa thế kỷ, chúng tôi đã sống và học tập ở lứa tuổi thanh niên, hồn nhiên nhưng tươi đẹp nhất của cuộc đời.

Chúng tôi đang sống ở khách sạn “Eden”. Gần trung tâm thành phố. Trong hai ngày vừa qua, chúng tôi như được trở lại thời sinh viên không thể nào quên của mình. Chúng tôi đã đến Corpul A, Corpul B, những khu ký túc xá sinh viên Codrescu, 1 Mai, vườn Copou, những nơi vô cùng gần gũi thân thiết với chúng tôi trong suốt 6 năm chúng tôi sống ở đây. Bây giờ cảnh vật đã có nhiều thay đổi, nhưng còn lưu lại nhiều nét cũ gợi cho chúng tôi nhiều kỷ niệm. Cùng với những kỷ niệm đó là những cảm xúc, những tình cảm dạt dào từ tận đáy lòng mỗi người trong chúng tôi.

Đến Corpul A chúng tôi tìm đến một giảng đường ở tầng một. Đang là kỳ nghỉ hè nên trường vắng bóng sinh viên. Biết chúng tôi là người Việt Nam về thăm trường cũ, ông bảo vệ mở cửa cho chúng tôi vào. Chúng tôi ngồi xuống một hàng ghế phía sau, nhìn bao quát giảng đường. Chúng tôi hình dung xung quanh mình là những người bạn Ru thân thiết, còn trên bục giảng lần lượt hiện lên gương mặt các thầy, cô giáo của các môn học. Hồi đó phhần lớn họ ở độ tuổi 40-50. Chúng tôi không thể không bùi ngùi nghĩ rằng giờ đây nhiều người trong số họ đã ra đi mãi mãi.

Chúng tôi tìm đến một phòng semina, loại phòng này trước đây còn dùng để thi vấn đáp. Tôi lại nhớ đến cảm giác hồi hộp, lo âu sợ thày phụ giảng gọi tên mình trong giờ semina khi nội dung bài học còn rất lơ mơ. Hoặc những hôm đi thi, bồn chồn chờ đợi ngoài hành lang. Tên tôi bắt đầu bằng vần “V” nên thường ở cuối danh sách. Vì thế tôi luôn được chứng kiến sự vui mừng của những bạn được điểm cao và cả sự thất vọng của những bạn thi truợt.

Trong ký ức của chúng tôi, những giáo sư, giảng viên, phụ giảng của chúng tôi khi đó là những người thầy uyên bác, hiền từ và vô cùng nhân hậu. Tất cả họ đều yêu quí sinh viên Viêt Nam. Dường như họ luôn nương nhẹ chúng tôi. Chắc các thầy hiểu chúng tôi gặp nhiều khó khăn do ngôn ngữ, vì vậy ít khi chúng tôi bị căn vặn nhiều như các bạn Ru trong các giờ semina hoặc trong các kỳ thi. Có lần, một bạn nữ của chúng tôi thi trượt, bạn ấy khóc oà ngay trong phòng thi, thày giáo phải dỗ, thậm chí còn gợi ý cho bắt vé khác để trả lời lại.

Về thăm các khu ký túc xá của sinh viên, chúng tôi lại nhớ đến các ban sinh viên Ru. Những năm đầu chúng tôi được chia ra ở cùng phòng với các bạn Ru. Hàng ngày, sau giờ lên lớp, chúng tôi phải mượn vở ghi bài của các bạn Ru để sửa chữa và hoàn chỉnh bài ghi của mình. Các bạn Ru luôn tận tình giải thích cho chúng tôi những chỗ mà chúng tôi không hiểu. Tôi không thể hình dung nếu khi đó không có các bạn Ru thì việc học của chúng tôi sẽ gặp khó khăn lớn thế nào. Hàng tuần các bạn nhận được gói hàng từ cha mẹ họ gửi đến. Mỗi lần như vậy chúng tôi đều đựơc ăn cùng. Hôm thì gà rán, hôm thì thịt hun khói, bánh ngọt, hoa quả… Không phải chỉ một lần mà thường xuyên như vậy. Lúc đó tôi nghĩ rằng: chắc cha mẹ của các bạn khi đóng gói hàng gửi cho con mình, họ cũng đã nghĩ đến cả chúng tôi.

Những món ăn đó có thể tìm thấy rất dễ dàng trong thành phố, nhưng chúng tôi cảm thấy chúng ngon hơn rất nhiều, vì dường như chúng có thêm một hương vị đặc biệt – hương vị của gia đình mà khi đó chúng tôi đang thiếu. Xin được cảm ơn rất nhiều những người mẹ, người cha Rumani ấy. Ngày hôm qua tôi đã gặp lại một trong số những người bạn cùng phòng đó. Tôi đã hỏi thăm về cha mẹ bạn. Thật tiếc là họ không còn nữa. Xin cầu chúa phù hộ cho họ được thanh thản ở cõi vĩnh hằng.

Nhà ăn của chúng tôi ở gần với khu nhà ở. Từ trường về nhà chúng tôi đều phải đi qua đây. Lúc tan trường cũng là lúc bụng đói cồn cào, về gần đến nhà ăn đã ngửi thấy mùi thức ăn đầy quyến rũ. Trong sáu năm chúng tôi đã được nuôi dưỡng bằng những món ăn Rumani tại nhà ăn này. Lúc đầu có một số món chưa quen, nhưng sau một thời gian chúng tôi đều rất thích. Sau này ở Việt nam, mỗi khi những người bạn cùng học ở Rumani chúng tôi gặp nhau, chúng tôi thường cùng nhau nấu những món ăn Rumani quen thuộc như: ciorba, sarmale, mici, macaroane…

Hiện nay ở Hà Nội có một cửa hàng của một phụ nữ Rumani. Chồng chị là một CSV ở Bucuresti. Chị mở một cửa hàng mang tên ghép của hai vợ chồng: “Le Iulia cake shop”. Cửa hàng này chuyên làm các loại bánh ngọt Rumani. Ngoài ra chị còn nhận nấu các món ăn Rumani. Đây là một địa điểm gặp gỡ thú vị của nhiều cựu sinh viên Việt Nam ở Rumani. Họ đến đây để thưởng thức các món ăn, uống rượu vang Rumani và cùng nhau ôn lại tiếng Ru với chủ nhà.

Sau hơn 40 năm chúng tôi lại được đi dạo trên đường phố Iasi. Thành phố giờ đây rộng hơn, cao hơn và đẹp hơn rất nhiều. Con đường 23 – August thân thuộc (nay đổi tên thành Đại lộ Copou) hàng ngày đưa chúng tôi đến trường vẫn xanh rợp hai hàng cây bên đường Corpul A uy nghi, cổ kính. Vườn Copou còn giữ bao kỷ niệm của lứa tuổi sinh viên với bức tượng thi hào Rumani Mihai Eminescu còn đó. Supermagazin mà trước đây chúng tôi thường đến mua quần áo, kem đánh răng, nước ngọt, nay không còn nữa, thay vào đó là một tổ hợp cửa hàng hiện đại. Quảng trường Thống nhất đẹp, bề thế hơn nhiều. Vẫn còn đó Nhà Văn hoá Sinh viên, nơi trước đây hàng năm sinh viên Việt Nam thường tổ chức liên hoan văn nghệ và liên hoan chào đón năm mới.

Chúng tôi lại đến ga Nicolina để tìm lại cảm giác cách đây 50 năm, lần đầu tiên đặt chân đến thành pố Iasi và cũng từ nơi đây 6 năm sau đó chúng tôi đã chia tay thành phố. Hôm đó là một buổi tối cuối hè trời tạnh ráo, mát mẻ, ngồi trên tàu hỏa nhìn những hàng cây và ánh đèn nhà ga lùi lại phía sau, chúng tôi thầm nghĩ: “Không biết đến bao giờ mới có dịp để được trở lại nơi đây”.

Ngày hôm nay điều mong ước đó đã thành sự thật. Thành phố Iasi lại giang tay chào đón chúng tôi. Những dãy phố, toà nhà, cửa hiệu, những hàng cây, công viên, xe buýt, tàu điện lại chào đón chúng tôi. Ngôi trường, khu ký túc xá thân yêu của chúng tôi lại chào đón chúng tôi…. và trên tất cả những thứ đó, là chủ nhân của chúng, những người dân Iasi vẫn như ngày xưa ân cần chào đón chúng tôi.

Trên đường phố Iasi, chúng tôi đã gặp lại những người đàn ông, phụ nữ, trẻ em Rumani. Khi tiếp xúc với chúng tôi họ luôn tỏ ra thân thiện. Mỗi khi chúng tôi cần sự giúp đỡ là họ tận tình chỉ bảo. Tiếp xúc với họ chúng tôi lại nhớ đến những ông bà người Rumani cách đây 50 năm, khi chúng tôi còn ở lứa tuổi 18 – 20, gặp chúng tôi trên đường phố, họ ân cần hỏi chuyện và âu yếm gọi chúng tôi là “Copii”. Có bà cụ trên tàu điện khi trông thấy chúng tôi thì thở dài và nói “ Oh – Việt Nam – chiến tranh. Lúc đó chúng tôi đều đã cảm nhận tình cảm yêu thơng của người dân Rumani dành cho chúng tôi, những đứa trẻ đến từ một đất nước đang phải chịu đựng nhiều mất mát, đau thương.

Trong sáu năm sống ở thành phố Iasi, chúng tôi có nhiều kỷ niệm đáng nhớ. Sau khi tốt nghiệp về nước, mỗi người chúng tôi có một sự nghiệp riêng, tốt nghiệp trường đại học bách khoa nên phần lớn trong chúng tôi là cán bộ kỹ thuật, cán bộ quản lý trong các ngành điện lực, hoá chất, cơ khí….Một số trở thành sỹ quan quân đội, một số là doanh nhân, có một số bạn đã trở thành những cán bộ lãnh đạo trong lĩnh vực công tác của mình. Dù ở bất cứ cương vị nào, chúng tôi cũng đều đã làm việc nghiêm túc, đã sử dụng tối đa những kiến thức đã học được ở trường Đại học Bách Khoa Gheorghi Asachi Iasi vào lĩnh vực công tác của mình, đóng góp phần công sức nhỏ bé của mình vào sự nghiệp chung của đất nước chúng tôi. Giờ đây chúng tôi đều đã nghỉ hưu, chúng tôi luôn tự hào vì đã không phụ lòng đất nước Rumani, nhân dân Rumani và các thầy cô giáo trường Đại Học Bách Khoa Iasi đã nuôi dưỡng và dạy dỗ chúng tôi, trao cho chúng tôi hành trang vô cùng quan trọng để mỗi người chúng tôi có đủ tự tin bước vào con đường riêng của cuộc đời mình.

Từ khi trở về Việt Nam chúng tôi luôn nhớ tới đất nước Rumani, nhớ tới thành phố Iasi và ngôi trường thân yêu của mình. Hàng năm chúng tôi được dự lễ mít tinh kỷ niệm ngày Quốc khánh Rumani do Đại sứ quán Rumani tại Hà Nội và Hội Hữu nghị Việt Nam – Rumani tổ chức. 5 năm một lần, chúng tôi đều tổ chức các buổi gặp mặt kỷ niệm các năm chẵn ngày đến Rumani và ngày ra trường.

Vợ chồng tôi có một khu vườn cách Hà Nội 40km. Ở đó chúng tôi có một ngôi nhà, có nhiều cây ăn quả, nhiều loại hoa và phong lan. Chúng tôi đặt tên là “VƯỜN IASI” để ghi nhớ tình yêu của chúng tôi bắt đầu trong thời gian chúng tôi học cùng nhau tại thành phố Iasi. Đối với chúng tôi, Iasi không chỉ là thành phố cổ kính, đẹp, thành phố của sinh viên mà còn là thành phố của tình yêu. Đây cũng là nơi vợ chồng tôi tổ chức các buổi gặp mặt với những người bạn đã từng sống và học tập ở Rumani của chúng tôi, không chỉ những người bạn Việt Nam mà cả những người bạn Rumani đến từ Đại sứ quán Rumani tại Hà Nội cũng thường xuyên đến dự. Mỗi dịp như vậy chúng tôi như lại được sống trong một không quan của thành phố Iasi.

Đối với chúng tôi, Rumani cũng là đất nước của chúng tôi. thành phố Iasi cũng là thành phố của chúng tôi. Những cái tên như Bucuresti, Cluj, Timisoara, Succeava, Galati,… cũng thân thuộc với chúng tôi như tên của các thành phố ở Việt Nam. Chúng tôi vui mừng khi đội tuyển bóng đá Rumani được vào tứ kết cúp Thế giới năm 1994. Chúng tôi cũng tự hào vì nhà vô địch Olympia về thể dục dụng cụ Nadia Comaneci được bầu là một trong 10 vận động viên xuất sắc nhất thế kỷ 20. Chúng tôi cũng lo lắng vì những trận động đất ở khu vực Vrancea, những cơn bão tuyết ở vùng đông bắc Rumani và những trận lụt ở những vùng dọc sông Dunarea.

Hôm nay ngồi với các vị trong căn phòng này, trong khuôn viên của trường Đại Học Bách Khoa Gheorghe Asachi Iasi chúng tôi bồi hồi nhớ đến các thầy cô đã dạy chúng tôi trên giảng đường, ở seminare và phòng thí nghiệm. Chúng tôi nhớ đến những người bạn Rumani đã cùng học, cùng ở với chúng tôi trong suốt 6 năm tại ngôi trường thân yêu này. Và chúng tôi nhớ đến các femei de serviciu, các ông portari ở camin, các femei ở cantina, họ là những con người bình thường nhưng đối với chúng tôi vô cùng thân thiết. Ở Việt Nam chúng tôi thường tự hỏi: “Không biết giờ đây cuộc sống của họ ra sao, trong số họ ai còn ai mất…” và chúng tôi luôn cầu mong mọi điều tốt lành đến với họ và cuộc sống của họ luôn luôn hạnh phúc. 

Ngày hôm nay chúng tôi được chào đón ở đây như những người thân trong gia đình ở xa lâu ngày trở về. Chúng tôi vô cùng hạnh phúc, tuy nhiên chúng tôi cũng còn một điều phải hối tiếc, đó là: Chúng tôi chưa làm được điều gì cho nhà trường và thậm chí chuyến về thăm này lẽ ra chúng tôi phải thực hiện sớm hơn nhiều. Vì vậy chúng tôi mong muốn các vị, nhà trường, và người dân Iasi thứ lỗi cho chúng tôi về điều đó. Nếu được như vậy thì tâm nguyện của chúng tôi trong chuyến về thăm này sẽ được thực hiện trọn vẹn.

Nhân dịp này, qua các vị cho chúng tôi gửi lời chào và cảm ơn đến người dân và chính quyền thành phố Iasi, cám ơn các giáo sư, giảng viên, phụ giảng đã dạy chúng tôi trước đây.

Chúng tôi chúc thành phố Iasi ngày càng giàu đẹp, người dân Iasi ngày càng hạnh phúc và trường Đại học Bách Khoa Gheorghe Asachi ngày càng phát triển và nổi tiếng không chỉ ở đất nước Rumani mà trên toàn thế giới.

Cũng nhân dịp này chúng tôi chúc lãnh đạo nhà trường, chúc bà Phó Hiệu trưởng và nhân viên nhà trường, đặc biệt là các vị có mặt ở đây hôm nay dồi dào sức khoẻ, hạnh phúc và nhiều thành công trong lĩnh vực công tác của mình. 

Một lần nữa chúng tôi chân thành cảm ơn lãnh đạo nhà trường, cám ơn bà Hiệu phó Irina LUNGU và các vị đã tổ chức cho chúng tôi buổi gặp mặt tràn ngập cảm xúc này.

 

Xin cảm ơn!

 

 

Lê Thanh Việt

(Cựu sinh viên trường đại học Bách khoa IASI, Rumani)

 

 

 ====

 

 

Bản tiếng Rumani

 

 

INTREGUL CUVINT AL LUI LE THANH VIET (FOST STUDENT AL LUI TUIASI) LA INTILNIREA CU UNIVERSITATEA IN ZIUA DE 7 AUGUST 2017

 

Stimatã doamnã prorector Irina Lungu, Stimate doamne şi stimaţi domni,

 

Primele cuvinte pe care vreau sã le spun acum sunt: mulţumim conducerii Universitãţii, doamnei Prorector şi Echipei Relaţii internaţionale, pentru organizarea acestei întîlniri.

În aceste zile noi suntem foarte fericiţi pentru cã avem din nou ocazia de a trãi în România, în oraşul Iaşi,oraşul extrem de iubit, unde acum o jumãtate de secol noi am trãit şi am învãţat,la vîrsta tinereţii, dar şi cea mai frumoasã a vieţii.

Noi locuim la Hotelul Eden, aproape de centrul oraşului. În cele douâ zile precedente noi am avut simţirea reîntoarcerii la studenţia noastrã de neuitat. Noi veneam la Corpul A, Corpul B, complexul Studenţesc Codrescu, Complexul Studenţesc 1 Mai, Parcul Copou, Palatul Culturii,… Aceste locuri erau apropiate şi intime cu noi în timpul celor 6 ani, cand am locuit aici. Acum peisajul oraşului s-a schimbat mult, însã mai rãmîn nişte trãsãturi vechi, care ne trezesc multe amintiri frumoase. Împreunã cu aceste amintiri sunt şi profunde sentimente în sufletul fiecaruia dintre noi.

Venind la Corpul A, noi mergeam la un amfiteatru la etajul 1. Era în timpul concediului de odihnã, de aceea universitatea era fãrã studenţi. Ştiind cã noi suntem foşti studenţi vietnamezi,domnul portar ne-a deschis uşa amfiteatrului. Noi ne aşezam pe un rînd de bãnci din spate, privind amfiteatrul în ansamblu, imaginîndu-ne cã în jurul nostru erau numeroşi colegi români, iar pe podium apãreau figurile profesorilor şi profesoarelor la diferite discipline.Atunci majoritatea dintre dînşii erau la 40-50 de ani.Noi nu puteam sã nu fim neliniştiţi cînd ne gîndeam ca acum mulţi dintre dînşii au decedat.

Noi mergeam la o salã de seminar. Acest fel de salã atunci se mai folosea şi pentru examenul oral. Îmi aduceam aminte de starea emotionatã şi îngrijoratã datoritã temei, de domnul asistent strigîndu-mã pe nume în timp ce conţinutul lecţiei îmi era neclar. Sau în zile de examen, aveam senzaţia de nerãbdare cînd aşteptam afarã pe coridoare. Numele meu începea cu litera “V”, de aceea totdeauna era la sfîrşitul listei. Prin urmare, eu totdeauna vedeam bucuria colegilor care obţineau note mari, şi tristeţea celor care picau examenul.

În memoria noastrâ profesorii, conferenţiarii, lectorii şi asistenţii noştri de atunci erau educatori erudiţi, inteligenţi şi foarte omenoşi şi toţi iubeau studenţii vietnamezi. Parcã întotdeauna dînşii favorizau studenţii vietnamezi. Probabil cã dînşii înţelegeau cã noi aveam multã greutate la studiu datoritã limbii. Prin urmare, rareori noii eram întrebaţi detalii la seminare şi la examene. Imi amintesc cã odatâ o colegã vietnamezã picînd la un examen, ea izbucnea în plîns chiar în salã. Aşa cã profesorul trebuia sã o linişteascã. Apoi dînsul chiar i-a sugerat sã ia alt bilet şi sã rãspundã din nou.

Vizitînd Complexul Studenţesc, noi ne aminteam de colegii români. În primiii ani noi locuiam împreunâ cu studenţii români, în aceeaşi camerã. În fiecare zi, dupã orele de amfiteatru, noi trebuia sã împrumutãm cursul scris al lor pentru a corecta şi a completa cursul scris de noi. Întotdeauna colegii noştri români ne ajutau sã ne explice tot ceea ce noi nu înţelegeam la lecţie.Nu vã puteţi închipui cat de mare greutate aveam în studiul nostru atunci, dacã nu ar fi fost ajutorul colegilor români. În fiecare sãptãmînã colegii noştri români primeau pachet de la pãrinţii lor. Atunci ei îl împãrţeau şi mîncam împreunã cu ei. De data asta pui prãjit, altã datã friptura, carne afumatã, prajituri, fructe,… Aceasta nu se întampla doar odata, ci deseori. Atunci eu mã gîndeam cã pãrinţii lor cand împachetau copiilor, dînşii se gîndeau şi la noi.

Aceste mîncãruri se gãseau şi în oraş, dar noi simţeam ca ele erau mult mai gustoase, ele aveau un special gust şi anume, gustul familiei, ceea ce ne lipsea atunci. Mulţumim foarte mult acelor mame şi acelor taţi români. Ieri m-am întîlnit cu unul dintre acei colegi români pe care l-am întrebat despre pãrinţii lui. Din pãcate ei nu mai sunt.Doresc ca Dumnezeu sa-i odihneascã în pace.

Cantina noastrã era alãturi de cãmin. De fiecare datã cand ne întorceam de la Universitate, noi trebuia sa trecem prin faţa sa. Dupã orele de şcoalã, mergînd la cantinã noi eram înfometaţi. Cînd veneam lînga cantinã simţeam mirosul îmbietor de mîncare. Noi eram hrãniţi aici în 6 ani, cu mîncãruri româneşti. La început erau nişte feluri necunoscute, care la urmã ne placeau mult. Apoi, în Vietnam, la întîlnirea foştilor studenţi vietnamezi în România, noi deseori pregãteam împreunã nişte feluri cunoscute de mîncare romîneascã: ciorbã, sarmale,mici, macaroane,…

În prezent, în Ha Noi, se aflã un chioşc al unei femei românce. Dînsa este cãsãtorita cu un fost student vietnamez în România. Soţul ei are propria companie de IT, iar dînsa deschidea un chioşc care purta un nume compus al ambilor soţi: ”Le Iulia Cake Shop”. Acest chioşc vinde diferite feluri de prãjituri româneşti. De asemenea, dînsa acceptã sã pregãteascã nişte mîncãruri românesti la cererea clientilor. Acest chioşc devenea un loc de întîlnire foarte interesant al foştilor studenţi vietnamezi în România. Noi care venim aici ne bucurãm de mîncãruri şi vinuri românesti şi de a vorbi limba românã cu stãpînã româncã.

Dupã peste 40 de ani, noi mergem din nou pe strãzile Iasului. Oraşul acum este mai larg, mai înalt, mult mai frumos. Strada 23 August, apropiatã, (acum numita: Bulevardul Copou) pe care în fiecare zi noi mergeam la Institut, este acoperitã înca de coroana verde a copacilor. Corpul A rãmane întotdeauna antic şi impresionant, parcul Copou pãstreazã multe amintiri ale timpului de studenţie, cu statuia marelui poet Mihai Eminescu. Supermagazin unde înainte noi deseori veneam pentru a cumpãra îmbrãcãminte, pastã de dinţi şi suc de fructe… s-a desfiintat. In locul lui acum este un grup de magazine moderne. Este încã acolo Casa Tineretului şi a Studenţilor unde atunci studenţii vietnamezi organizau diferite programe de distractie şi serbarea de Anul Nou.

Noi am mers din nou la gara Nicolina pentru a ne reaminti senzaţia cand pentru prima datã am venit în oraşul Iaşi. Deasemenea, tot de aici, 6 ani mai tîrziu, noi ne despãrţeam de oraş, plecînd în Vietnam. Era atunci o searã frumoasã şi rãcoroasã la sfîrşitul verii. În interiorul trenului, privind rîndurile de copaci şi luminile gãrii, care se pierdeau încet, încet… noi ne întrebam cand oare vom mai putea reveni aici.

Astãzi aceastã dorinţã a devenit realitate. Oraşul Iaşi ne întîmpinã din nou cu cãldurã, strãzi, clãdiri, magazine,parcuri, autobuze,tramvaie,… ne întampinã din nou cu cãldurã Universitatea şi Cãminul nostru,… dar mai mult decat orice, ne întîmpinau din nou locuitorii amicali ai Iaşului.

Pe strazile Iaşului noi ne întîlneam din nou cu bãrbaţi, femei şi copii ieşeni. Toţi oamenii pe care-i contactam erau foarte drãguţi, erau gata sã ne ajute cînd aveam nevoie. La contactul cu ei noi ne aduceam aminte de bãrbaţii şi femeile de mai înainte, cînd noi eram la vîrsta de 18-20 de ani. În acel timp, cand ne întîlneau pe strãzi, dînşii ne puneau multe întrebãri despre familia şi învãţãtura noastrã şi de multe ori ne spuneau “copilul meu“ sau “copila mea” cu multã afecţiune. Era odata o bãtranã …cand ne-a vazut în tramvai dînsa ofta şi spunea ” oh, Vietnam, razboi,…” ştergîndu-şi lacrimile. Atunci noi deja simţeam iubirea locuitorilor din Iaşi pentru acei copii veniţi de la o ţarã cu un greu razboi şi care a suferit multe pierderi şi durere.

În cei 6 ani în oraşul Iaşi, noi avem multe amintiri de neuitat. Dupã terminarea facultãţii, întorcîndu-ne în Vietnam, fiecare dintre noi avea propria activitate. Datoritã absolvirii Institutului Politehnic, majoritatea dintre noi lucram în domeniile: Electricitate, Industria Chimicã, Textilã şi Mecanicã. Unii deveneau ofiteri în armatã, unii în afacere. Nişte colegi dintre noi deveneau conducãtori în domeniile lor. Totuşi, independent de poziţia pe care o avea, fiecare dintre noi a trãit şi a lucrat serios, aplicînd cît mai mult cunoştinţele obţinute la Institutul Politehnic Gheorghe Asachi din Iaşi în domeniul sãu de muncã. Şi fiecare dintre noi a contribuit cu toatã capacitatea sa la dezvoltarea ţãrii noastre. Noi suntem totdeauna mîndri de faptul cã noi nu am dezamagit pe România, pe poporul român şi pe cadrele didactice ale Institutului Politehnic Gheorghe Asachi din Iaşi, cei care ne-au învãţat oferindu-ne un important bagaj cu care fiecare dintre noi avea destulã încredere de a intra pe propria sa cale.

De cand ne-am întors în Vietnam, întotdeauna ne-am amintit de România, de oraşul Iaşi şi de iubita noastra Universitate. În fiecare an, noi participãm la aniversarea zilei naţionale a României,în ziua de 1 Decembrie, organizatã de Ambasada României în Ha Noi şi de Asociatia de Prietenie Vietnam -România. De asemenea la cate 5 ani, noi ne organizãm regulat, întîlnirile de la venirea în România şi de la terminare a Universitãtii.

Eu şi soţia mea, avem o grãdinã la 40 km de Ha Noi şi acolo avem o casã cu mulţi pomi fructiferi, flori cu diferite culori şi multe specii de orhidee. Noi am numit-o “Grãdina Iaşi”. Aceasta pentru a ne aminti de dragostea noastrã care începea în timpul nostru de studiu în orasul Iaşi. De aceea pentru noi,Iaşi este nu numai un oraş antic, frumos, un oraş de studiu ci este şi un oraş de dragoste. Aceastã grãdinã devenea un loc cunoscut al multor foşti studenţi vietnamezi în România. Noi deseori aveam întîlniri aici la care participau de multe ori şi prieteni români veniţi de la Ambasada româna din Ha Noi. De fiecare datã cînd ne întîlneam aici, noi aveam simţirea cã trãiam într-un spaţiu din oraşul Iaşi.

Noi considerãm cã România este şi ţara noastrã, Iaşi este şi oraşul nostru. Acele nume: Bucuresti, Cluj, Brasov, Timisoara, Galaţi, Bacãu,… sunt deasemenea cunoscute pentru noi, la fel ca numele oraşelor din Vietnam. Şi noi ne-am bucurat cand echipa naţionalã de fotbal a României a intrat în sferturi de finalã la Cupa Mondialã în 1994. Şi noi eram foarte mîndri de campioana olimpicã de gimnastica Nadia Comaneci, care a fost aleasã unul dintre 10 atleţi cei mai buni din lume în secolul XX. Şi noi ne îngrijorãm pentru cutremurele de pãmînt din Vrancea, pentru viscole din Nord-Estul României şi pentru inundaţii din zonele Deltei Dunarii.

Astãzi, stînd în acestã salã cu dumneavoastrã, în campusul Universitãţii Tehnice Gheorghe Asachi din Iaşi, noi ne aducem aminte de profesorii, lectorii şi asistenţii care ne-au învãţat în amfiteatre, la seminare şi laboratoare. Ne aducem aminte de colegii nostri români care au trãit şi au învãţat împreunã cu noi în 6 ani în aceastã iubitã universitate. De asemenea ne aducem aminte şi de femeile de serviciu şi de portarii din camin şi de femeile de la cantina. Dînşii sunt nişte oameni obisnuiţi, sunt foarte apropiaţi pentru noi. În Vietnam deseori ne întrebam: ”Cum este viaţa lor acum?” şi dintre dînşii “cine mai este şi cine nu?” şi acum dorim ca toate lucrãrile bune sã vinã la dînşii şi toatã viata lor sa fie fericitã.

Astãzi dumneavoastrã ne întampînaţi pe noi ca şi pe nişte rude din familie, revenite de departe dupã un lung timp. Noi suntem foarte fericiţi. Cu toate acestea, noi avem înca un regret şi anume: noi nu reuşeam sa contactãm personalul universitãţii şi chiar aceastã vizitã trebuia sa o realizãm mult mai devreme. De aceea, pentru aceasta noi dorim sa obţînem iertare dîn partea dv, a Universitãţii şi locuitorilor Iasului. Dacã facem asta dorinţa noastrã în aceastã vizitã va fi realizatã pe deplin.

Cu aceastã ocazie, prin dumneavoastrã noi dorim sã trimitem salutul nostru şi mulţumirea noastrã populaţiei şi autoritãţilor oraşului Iaşi, profesorilor, lectorilor, asistenţilor, celor care ne-au învãţat înainte.

Noi dorim ca oraşul Iaşi sa devinã din ce în ce mai frumos şi mai bogat; ieşenii sã fie din ce în ce mai fericiti şi Universitatea Tehnicã Gheorghe Asachi din Iaşi sã devinã din ce în ce mai dezvoltatã şi mai cunoscutã nu numai în România, ci şi în întreaga lume.

Tot cu aceastã ocazie noi dorim Doamnei Prorector, tuturor conducãtorilor, profesorilor şi angajaţilor universitãţii, multã sãnatate, fericire şi mult succes în activitatea lor.

Înca odata noi mulţumim conducerii universitaţii, Doamnei Prorector Irina Lungu şi dumneavoastrã, pentru aceastã primire plinã de sentimente cãlduroase.

 

Vã mulţumesc. 

 

Le Thanh Viet

 

 

 

 

Liên kết website