Bài viết về Romania & Cộng đồng người Việt

BV – Romania, những ngả đường di sản và văn hóa Transylvania – Bút ký 1

8:30 chiều | 20/10/2016

 

Anh Nguyễn Quang Minh hiện đang sinh sống và làm việc tại Na uy. Trong chuyến du lịch Romania tháng 9 vừa qua, anh đã có một loạt bài viết chia sẻ những cảm nhận của mình về chuyến đi này. Mời các bạn đón đọc những chia sẻ của anh.

 

Bút ký ba lô I

 

Tôi đến phi trường Henri Coanda Bucharest của Romania vào giữa khuya 24/9, sau gần 4 giờ 30 bay từ Na Uy. Romania không thuộc khu vực miễn visa Schengen nên phải sếp hàng rồng rắn để kiểm tra passport khá lâu.

Nhân viên phi trường Bucharest làm việc rất là tài tử. Hôm làm thủ tục kiểm tra hành lý, nhân viên cười đùa, ngáp vặt trong khi mỗi hành khách tự đi lấy, bê một đống khay để hành lý kiểm tra an toàn. Đi lại mất trật tự. Có người nổi giận, nhắc họ mang khay nhưng họ phớt lờ. Có lẽ họ còn chịu ảnh hưởng phong cách làm việc cũ thời kỳ quá độ trước đây?

Chúng tôi có hai người bạn, học trường dầu khí IPGG ở Bucharest từ những năm 1966-1973. Hai bạn từ Việt nam sẽ trở lại thăm trường và bạn học cũ ở Bucharest. Theo kế hoạch, chuyến đi 10 ngày không chỉ dừng ở thủ đô Bucharest mà vòng quanh cao nguyên Transynvania, nơi hội tụ và giao thoa các nền văn hóa & lịch sử.

Dù đặt vé máy bay trước 2 tháng, chúng tôi cũng không hứng thú và kỳ vọng vào chuyến đi này. Nhiều người quen, đồng nghiệp và hai đứa con ngạc nhiên khi biết chúng tôi đi Romania. Nghi ngờ chính là bên đó, tệ nạn xã hội như trộm cắp, móc túi và ăn xin chuyên nghiệp khá đông. Người Na Uy gọi là “Romfolk”. Đó là cách gọi thông thường, chỉ thiểu số di dân từ Romania. Tên chính thức là sigøynere, tiếng Việt gọi họ là người Di Gan.

Thủ đô Buchaerst có khoảng 1,7 triệu dân. Bucharest không tiều tụy như tôi tưởng, mà rất nhiều kiến trúc cổ, lâu đài cũ, hoành tráng, công viên cây xanh rộng lớn. Có thể nói rằng Romania có một lịch sử phát triển thịnh vượng và huy hoàng. Tuy nhiên vẫn dễ dàng ra khuôn mặt tiều tụy và mệt mỏi của Bucharest. Chứng tỏ Romania trải qua những cuộc khủng hoảng kinh tế và suy thoái một thời gian dài vẫn từ những năm dưới chế độ độc tài Nicolae Ceaușescu. Romania gia nhập EU từ năm 2007.

 

Khải hoàn môn Romania

 

Ngân hàng CEC

 

Cercul Militar Naţional

 

Trường đại học Carol I

 

Nhà quốc hội mới là một công trình kiến trúc độc đáo dưới chế độ độc tài Ceaușescu. Tòa nhà quốc hội lớn nhất thế giới. Cao 84 mét, 12 tầng lầu, diện tích 365.000 m2, trên diện tích đất 66 000 m2, khởi công 1984 và hoàn thành xong năm 1987. Vào năm 2008, tòa nhà này được đánh giá khoảng 3 tỷ Euro. Để bảo trì và điều hành tòa nhà “khùng” này đòi hỏi một số tiền khổng lồ. Riêng điện và ánh sáng hàng năm ngốn hết 6 triệu USD. Vì thế chỉ sử dụng 30% diện tích công trình, 70% còn lại để trống. Việc tổ chức thăm quan khá luộm thuộm, tính chuyên môn chưa cao.

 

 

Chúng tôi ở Bucharest 5 ngày. Hai ngày đầu và ba ngày cuối, không thấy bóng dáng người xin ăn, móc túi. Người dân hiền lành và tử tế. Bucharest có đời sống văn hóa cao. Chúng tôi may mắn dự buổi diễn nhạc Jazz và lễ hội ánh sáng miễn phí cho công chúng.

 

Buổi hòa nhạc Jazz ở Bucharest.

 

Lễ hội Ánh sáng

 

Khu phố cổ Lipscani, đi bộ 

 

Giá sinh hoạt, nhà hàng, khách sạn, taxi ở Bucharest rẻ bất ngờ. Có khi còn rẻ hơn Việt Nam. Taxi từ phi trường đến trung tâm thành phố, khoảng 30 phút lái xe có 7 EUR, trong khi ở Na Uy, là 40 EUR.

Tuy nhiên, với vật giá rẻ và những công trình văn hóa và lịch sử đồ sộ, Romania hay Bucharest không thu hút nhiều du khách như Praha bên Tiệp. Hạ tầng cơ sở và giao thông công cộng chưa phát triển chỉ là một phần giải thích. Tôi vẫn thích Bucharest hơn là Vienna của Áo và mong có dịp trở lại.

 

Bucharest, Romania – 24/9/2016_03/10/2016. 
Nguyễn Quang Minh

 

(Còn nữa)

 

 

 

 

 

Liên kết website