Bài viết về Romania & Cộng đồng người Việt

BV – Những câu chuyện cảm động của một số cựu sinh viên Việt nam về thành phố IASI

11:55 sáng | 09/08/2017

 

Những câu chuyện cảm động của một số cựu sinh viên Việt nam về thành phố IASI của “Kỷ nguyên Vàng“

Báo Iasi-Rumani, số ra ngày 8/8/2017.
Tác giả: Andrei Mihai

 

Hôm qua đã có một cuộc viếng thăm đặc biệt tại trường đại học Bách khoa IASI: một nhóm cựu sinh viên Việt nam đã về thăm trường đại học cũ, nơi họ đã tốt nghiệp bằng kỹ sư cách đây hơn 40 năm. Thời kỳ đó là một thời kỳ cam go của họ, khi đất nước họ đang diễn ra cuộc “Chiến tranh Việt nam“ với Hợp chủng quốc Hoa kỳ (USA). Và đó cũng chính là nguyên nhân mà ngay cả trong những kỳ nghỉ hè dài, họ cũng không về thăm nhà được. Họ đã gắn bó với thành phố này, thành phố của tuổi thanh xuân của họ đến mức ở Việt nam, họ đã tạo ra một nơi gọi là “Vườn IASI”. Họ đã tìm đến một phụ nữ Rumani định cư trong thành phố của họ, chủ của một nhà hàng để nhờ làm cho họ những món ăn Mondavi (sarmane ,bors…). Họ không bao giờ bỏ lỡ một dịp lễ mồng 1 tháng 12 nào, là kỷ niệm Quốc khánh ở Rumani và ở IASI, cách xa họ hơn 10.000 km. Khi bạn nghe họ nói những điều tràn đầy tình yêu đối với con người IASi, với nhân dân Rumani, bạn sẽ cảm thấy ngượng vì bạn đã chưa nghĩ như thế. Tựu chung lại đây là nói về những kỷ niệm đẹp đã qua của những người nước ngoài này về thành phố IASI cách đây hơn 40 năm.

 

Hôm qua đã có một bất ngờ thú vị tại trường đại học Bách khoa IASI: một nhóm các cựu sinh viên tốt ngiệp trường này cách đây hơn 40 năm đã trở lại thăm trường. Họ đã được đại biểu của nhà trường do Bà Giáo sư, Tiến sỹ, Kỹ sư Irina Lungu, Hiệu phó phụ trách về quan hệ quốc tế của TUIASI dẫn đầu, đón tiếp.

 

 

Trong buổi gặp mặt, 6 kỹ sư này đã hồi tưởng lại những kỷ niệm về cuộc sống của họ trong 6 năm học tập tại IASI, khi mà đất nước họ đang tiến hành cuộc “Chiến tranh Việt nam “. Họ kể về những khi các bạn Rumani cùng phòng đã chia sẻ cho họ những món quà của gia đình gửi đến; kể về tình yêu mà họ cảm nhận được từ các bạn đồng học, từ các giáo sư Rumani. Ông Lê Thanh Việt, người đã tốt nghiệp Khoa Điện Kỹ thuật năm 1972 đã hồi tưởng về thành phố IASI cách đây hơn 40 năm, về những tình cảm nồng ấm của người dân IASI, của các giáo sư và bạn học đã giành cho ông trong suốt 6 năm ông xa quê hương khi đó Việt nam đang chìm trong khói lửa của chiến tranh.

 

 

“Vườn Iasi “, một nơi ở Việt nam để họ nhớ về Rumani.

Ông Lê Thanh Việt kể lại rằng trước đây ông đã rất xúc động khi dược một phụ nữ lớn tuổi gọi ông là “con trai“. Bà đã hỏi ông đến từ nước nào. Khi biết rằng Việt nam là quê hương ông, bà đã thở dài, ra hiệu rằng ông đang phải chịu đựng…

Thành phố Iasi hôm nay lại một lần nữa đón chúng tôi thật nhiệt tình. Trên các đường phố, tất cả những người dân chúng tôi gặp đều rất đáng mến. Họ sẵn sàng giúp đỡ khi chúng tôi cần, khiến chúng tôi nhớ lại khi chúng tôi ở tuổi 18-20, mọi người cũng đã thăm hỏi về gia đình chúng tôi, và rất nhiều lần, nhiều người đã gọi chúng tôi là với tình cảm vô cùng trìu mến”. Lê Thanh Việt hồi tưởng lại.

Ông đã rất gắn bó với thành phố IASI, thành phố mà ở đó ông đã quen biết người vợ hiện tại của mình. Bà cũng đến Rumani theo học tại Khoa Hóa Kỹ thuật của trường này. Vợ chồng ông đã đặt cho khu vườn của mình một cái tên để gợi nhớ về thành phố IASI, nơi tình yêu của họ đã đơm hoa. Đó là một khu vườn cây ăn trái và cây hoa cảnh ở gần thành phố nơi họ sinh sống. Ở đó, trong “Vườn IASI“, họ nhớ về những thời khắc họ đã trải qua trong ký túc xá, nhớ về Nhà Văn hóa sinh viên, về những buổi tham quan Cung Văn hóa (Thành phố) hay công viên Copou.

 

Lễ kỷ niệm ngày 1 tháng 12 hàng năm cũng được tổ chức tại Việt nam.

Lê Thanh Việt kể rằng tình yêu đối với một đất nước mà họ coi như nhà mình đã để lại trong tâm hồn họ rất sâu nặng. Cứ năm năm một, những sinh viên Việt nam tốt nghiệp các trường đại học ở Rumani lại cố gắng gặp nhau một lần để cùng thực hành lại tiếng Rumani, cùng nhau nếm những món ăn truyền thống Rumani như sarmale hay bors. Cũng như vậy, không một lần kỷ niệm mồng 1 tháng 12 nào lại vắng mặt các sinh viên đã tốt nghiệp (tại Rumani) để họ nhớ về một đất nước đã nuôi dạy họ trước đây. Và họ cũng gặp gỡ nhau hàng năm tại Đại sứ quán Rumani tại Việt nam. Khi nhắc đến những giáo sư đã từng dạy họ mà hiện nay không còn, Lê Thanh Việt đã rất khó nói. Giọng ông run run, ngắt quãng cùng những giọt nước mắt nặng nề. Ông nhớ lại rằng những giáo sư này đã từng giúp để ông trưởng thành như ngày nay. Và cả khi các ông gặp những vẫn đề khó khăn do ngôn ngữ trong các kỳ thi thì các giáo sư này cũng luôn kiên nhẫn lắng nghe họ.

 

Nỗi nhớ nhà được dịu bớt bởi những gói quà của các bạn học.

Cũng với tình cảm nồng ấm như thế khi nói về những bạn học Rumani cùng phòng của họ. Những người bạn học Rumani đã từng giúp đỡ họ khi họ không hiểu bài, hay khi họ không ghi kịp bài trên giảng đường.

Hàng ngày, sau những giờ lên lớp trên giảng đường, chúng tôi đều phải mượn bài ghi của các bạn Rumani để chỉnh sửa lại bài ghi của mình. Các bạn đồng học Rumani đã giúp chúng tôi, giảng giải cho chúng tôi những chỗ chưa hiểu. Tôi không thể nói hết được những khó khăn trong học tập của chúng tôi nếu không có sự giúp đỡ của các bạn đồng học Rumani đã giành cho chúng tôi. Hàng tuần các bạn đều nhận được những gói quà của cha mẹ họ gửi đến. Những gói quà này luôn được chia cho cả chúng tôi, cùng ăn, lúc thì gà rán, lúc thì thịt quay, thịt hun khói, bánh ngọt hoặc trái cây…” , Lê Thanh Việt nhớ lại. “Mỗi lần như thế là mỗi lần chúng tôi được cảm nhận “mùi vị của gia đình“, giúp chúng tôi vơi đi nỗi nhớ cha mẹ. Mỗi khi các bạn chia quà cho tôi, tôi đã nghĩ rằng khi cha mẹ các bạn ấy chuẩn bị quà cho con họ là có cả phần cho chúng tôi. Những món này tuy rất dễ kiếm trong thành phố nhưng chúng tôi luôn cảm thấy chúng ngon hơn rất nhiều, dường như chúng có những hương vị đặc biệt, đó là hương vị gia đình mà hồi đó chúng tôi đang rất thiếu. Chúng tôi xin chân thành cám ơn những người mẹ, người cha Rumani ấy. Tôi đã hỏi thăm một trong những bạn đồng học cũ về cha mẹ bạn hiện nay ra sao,tiếc thay họ không còn nữa. Tôi những mong Chúa đã tiếp nhận họ trong yên bình“, người sinh viên đã tốt nghiệp cảm động nói.

 

Về nước rồi các bạn Việt nam vẫn luôn nhớ tới các bạn học Rumani.

Trong những năm tháng sau khi về nước, họ vẫn luôn tìm cơ hội để được nhớ về “trường đại học thân yêu của chúng tôi“, nhớ về thành phố đã tiếp nhận họ và nhấn mạnh rằng “Rumani cũng là đất nước của chúng tôi, IASI là thành phố của chúng tôi“. Còn nhớ vào năm 1994, khi Rumani được vào tới vòng bán kết cup bóng đá Thế giới trong trận đấu với Thụy điển, họ cũng đã hồi hộp như bất kỳ một người Rumani nào. Họ cảm thấy vinh dự khi Nadia Comăneci được vinh danh là một trong những nhà thể thao của thế kỷ XX. Họ theo dõi trận động đất ở Vrâncea, bão tuyết ở Bắc Mondova, hay những trận lụt ở Rumani… Họ đều lo lắng và cố gắng, dù chỉ là ở trong lòng, để sát cánh cùng những người dân trong vùng thiên tai. Những sinh viên tốt nghiệp đến từ Việt nam đã được tổ chức để ghi dấu sự hiện diện của họ tại trường đại học Bách khoa Gheorghe Asachi. Họ tặng lãnh đạo nhà trường một bức tranh phong cảnh đất nước quê hương họ và một tuyển tập thơ bao gồm những bài thơ của những cựu sinh viên Vietnam tại Rumani sáng tác.

 

 

 

Hà nội, 09/08/2017.

Người dịch: Cao Văn Kỳ

(Cựu sinh viên Đại học Bách khoa Bucharest, khóa 1965-1971)

 

 

=====

 

 

Bản gốc:

 

Povestirile emoționante ale unor foști studenți vietnamezi despre Iaşul „Epocii de Aur”

08.08.2017
Autor: Andrei Mihai

 

Vizită inedită ieri la Universitatea Tehnică: un numeros grup de vietnamezi a venit să revadă instituţia pe care aceşti ingineri au absolvit-o acum mai bine de 40 de ani. Erau vremuri crâncene pentru ei: în ţara lor tocmai avea loc vestitul „Război din Vietnam“, cu SUA, motiv pentru care nici în vacanţele mari nu mai mergeau acasă. S-au ataşat atât de mult de oraşul tinereţilor lor încât în Vietnam au creat acum un loc numit „Grădina Iaşi“. Au găsit chiar şi o româncă patroană de restaurant în oraşul lor, care să le facă sarmale, borş şi alte mâncăruri moldoveneşti. Nu ratează nici o aniversare de 1 Decembrie, sărbătorind-o la aproape 10.000 km de Iaşi şi România. Când îi auzi cu câtă dragoste vorbesc de poporul român şi de ieşeni, parcă te simţi ruşinat că nu vezi şi tu acelaşi lucru. Pe larg despre frumoasele şi mişcătoarele amintiri ale acestor străini despre Iaşul de acum 40 de ani.

 

Surpriză plăcută la Universitatea Tehnică, ieri. Un grup de vietnamezi care au absolvit aici acum peste 40 de ani a vizitat ieri Politehnica ieşeană. Aceştia au fost primiţi de o delegaţie condusă de prof.dr.ing. Irina Lungu, prorector responsabil cu relaţiile internaţionale la TUIAŞI. La întâlnire, cei şase ingineri au depănat amintiri, au povestit cum a fost viaţa lor pentru cei şase ani cât au stat în Iaşi, perioadă în care ţara lor era în război, vestitul „Război din Vietnam“. Aceştia au povestit de momentele în care colegii lor de cameră împărţeau cu ei pachetul de acasă, de dragostea pe care au simţit-o din partea colegilor şi a profesorilor lor. Le Thanh Viet, absolvent al Facultăţii de Electrotehnică în 1972, a povestit cum arăta Iaşul acum mai bine de 40 de ani şi cum căldura oamenilor, a profesorilor şi colegilor le-a alinat pentru şase ani dorul de casă, Vietnamul fiind în acea perioadă măcinat de război.


„Grădina Iaşi“, locul din Vietnam care le aminteşte de România

Le Thanh Viet îşi aminteşte cât de impresionat a fost de o bătrână care, spunându-i „copilul meu“, l-a întrebat din ce ţară vine, iar când a aflat că Vietnamul este ţara sa natală a oftat şi s-a arătat mişcată de faptul că el suferă. „Oraşul Iaşi ne întâmpină acum din nou cu căldură. Pe străzile Iaşului, toţi oamenii pe care îi contactam erau foarte drăguţi, erau gata să ne ajute când aveam nevoie. Ne aducem aminte că, atunci când eram de 18 sau 20 de ani, oamenii ne puteau întrebări despre familia noastră, iar de multe ori ne spuneau «copilul meu» cu foarte multă afecţiune“, îşi aminteşte Le Thanh Viet. Acesta este foarte legat de oraşul Iaşi, oraş în care a cunoscut-o pe actuala lui soţie, venită şi ea la studii în România, la Facultatea de Inginerie Chimică. Aceştia au botezat chiar, în amintirea oraşului în care a înflorit dragostea lor, o grădină cu pomi fructiferi şi flori pe care o au lângă oraşul în care locuiesc. Acolo, în „Grădina Iaşi“, îşi amintesc de perioada studenţiei lor, de facultate şi de colegi şi de clipele petrecute în cămin, la Casa de Cultură a Studenţilor sau de vizitele la Palatul Culturii sau prin Parcul Copou.

 

1 Decembrie, serbat în fiecare an în Vietnam

Le Thanh Viet povesteşte că dragostea pentru ţara care le-a fost casă timp de cinci sau şase ani a rămas adânc gravată în sufletul lor. O dată la cinci ani, absolvenţii vietnamezi care au studiat la universităţile din România încearcă să se întâlnească la ei în ţară, să exerseze limba română şi să guste din nou preparatele româneşti. Au chiar un loc de întâlnire, la un restaurant deschis de către o româncă stabilită în Vietnam, care prepară special pentru ei prăjituri tradiţionale româneşti, sarmale sau borşuri. De asemenea, nu trece un „1 Decembrie“ fără ca absolvenţii să-şi aducă aminte de ţara care i-a adoptat în trecut, şi se întâlnesc în fiecare an la Ambasada României. Când vorbeşte despre profesorii pe care i-a avut, care acum nu mai sunt printre noi, Le Thanh Viet vorbeşte cu greutate. Vocea îi tremură şi îşi opreşte cu greu lacrimile. Îşi aminteşte că acei profesori i-au ajutat să devină ceea ce sunt acum, şi chiar dacă mai aveau probleme din cauza limbii la examene, aceştia au avut mereu răbdare cu ei.

 

Dorul de casă, alinat de pachetul colegilor

Cu aceeaşi căldură absolventul din Vietnam vorbeşte despre colegii săi de cameră, care l-au ajutat atunci când nu înţelegea materia sau când nu reuşea să îşi noteze tot în timpul cursului. „În fiecare zi, după orele din amfiteatru, noi trebuia să împrumutăm ceea ce au scris ei pentru a corecta ceea ce am scris noi. Întotdeauna colegii noştri români ne ajutau şi ne explicau tot ceea ce noi nu înţelegeam. Nici nu pot să spun cât ne greu ne-ar fi fost să studiem dacă nu ar fi fost ajutorul oferit de aceştia. În fiecare săptămână, colegii noştri români primeau pachet de la părinţii lor. Aceştia împărţeau tot şi mâncam împreună cu ei. Pui prăjit, sau altă dată friptură, carne afumată, prăjituri sau fructe..“, îşi aminteşte Le Thanh Viet, care simţea de fiecare dată în acele bucate „gustul familiei“, gust care i-a alinat dorul de părinţii săi. „Când împărţeau cu mine pachetul, mă gândeam că, atunci când părinţii lor pregăteau pechetul pentru copiii lor, dânşii se gândeau şi la noi. Aceste mâncăruri erau uşor de găsit în oraş, dar noi simţeam că ele erau mult mai gustoase, se părea că aveau un gust special, şi anume gustul familiei, ceea ce nouă ne lipsea atunci. Mulţumim foarte mult acelor mame şi taţi români. Am întrebat pe unul dintre colegi ce fac părinţii lui acum, dar din păcate aceştia nu mai sunt. Îmi doresc ca Dumnezeu să-i primească în pace“, spune emoţionat absolventul.

 

Întorşi în ţară, vietnamezii s-au simţit mereu şi români

În anii de după absolvire, când s-au întors în ţară, au căutat mereu să îşi amintească „de iubita noastră universitate“ şi de oraşul care i-a primit, subliniind că „România este şi ţara noastră. iar Iaşul, şi oraşul nostru“. Îşi aminteşte cum, în 1994, când România a ajuns în sferturile de finală la Campionatul Mondial de Fotbal, meci împotriva Suediei, a simţit din plin emoţiile meciului, ca oricare român. S-au simţit, de asemenea, mândri atunci când Nadia Comăneci a fost numită ca fiind unul dintre sportivii secolului XX. Şi că orice cutremur din Vrancea, orice viscol din Nordul Moldovei sau inundaţii din România îi îngrijorau şi încercau, măcar sufleteşte, să fie alături de cei năpăstuiţi. Absolvenţii din Vietnam au ţinut să îşi marcheze prezenţa la Universitatea Tehnică „Gheorghe Asachi“ din Iaşi dăruind conducerii un tablou care reprezintă un peisaj din ţara lor natală, dar şi o carte de versuri care cuprinde poezii ale foştilor studenţi vietnamezi care au absolvit în România.

 

(Nguồn: www.ziaruldeiasi.ro)

 

 

 

 

Liên kết website